Sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần

(Baonghean.vn) - Quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục lao dốc, siêu bão Matthew, Liên Hợp Quốc có tân Tổng thư ký… đang là tâm điểm của tuần vừa rồi. Hãy cùng báo Nghệ An điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần vừa qua.

1. Quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục lao dốc

Ngày 3/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh đình chỉ thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân mà 2 bên đạt được năm 2000. Hai ngày sau đó , Nga lại đình chỉ thêm thỏa thuận hợp tác nghiên cứu hạt nhân và năng lượng sạch với Mỹ. Về phía Mỹ, cũng trong ngày 3/10, chính quyền Washington đã đình chỉ cuộc đàm pháo song phương về hòa bình Syria. Theo giới phân tích và quan sát, đây có thể là giai đoạn khó khăn giữa 2 quốc gia vì những tranh cãi trong cuộc xung đột ở Ukraina và khủng hoảng Syria.
Ngày 3/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh đình chỉ thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân mà 2 bên đạt được năm 2000. Hai ngày sau đó, Nga lại đình chỉ thêm thỏa thuận hợp tác nghiên cứu hạt nhân và năng lượng sạch với Mỹ. Về phía Mỹ, cũng trong ngày 3/10, chính quyền Washington đã đình chỉ cuộc đàm pháo song phương về hòa bình Syria. Theo giới phân tích và quan sát, đây có thể là giai đoạn khó khăn giữa 2 quốc gia vì những tranh cãi trong cuộc xung đột ở Ukraina và khủng hoảng Syria.

2. Công bố giải Nobel năm 2016 trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và hòa bình.

Ngày 4/10, 3 nhà khoa học người Anh là David Thouless, Durican Haldane và Michael Kosterlitz đã giành giải thưởng Nobel vật lý cho nghiên cứu lý thuyết về trạng thái kỳ lạ của vật chất. Trong khi đó, giải Nobel hóa học thuộc về 3 nhà khoa học là ông Jean-Piere Sauvage người Pháp, J.Fraser Stoddart người Anh và Bernard L.Ferringa người Hà Lan. Còn giải Nobel hòa bình đã được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos vì những nỗ lực kiến tạo hoàn bình với nhóm nổi dậy FARC.
Ngày 4/10, 3 nhà khoa học người Anh là David Thouless, Durican Haldane và Michael Kosterlitz đã giành giải thưởng Nobel vật lý cho nghiên cứu lý thuyết về trạng thái kỳ lạ của vật chất. Trong khi đó, giải Nobel hóa học thuộc về 3 nhà khoa học là ông Jean-Piere Sauvage người Pháp, J.Fraser Stoddart người Anh và Bernard L.Ferringa người Hà Lan. Còn giải Nobel hòa bình đã được trao cho Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos vì những nỗ lực kiến tạo hoàn bình với nhóm nổi dậy FARC. Ảnh: Tổng thống Santos.

3. Siêu bão Matthew gây nhiều thiệt hại cho các nước vùng Caribe

Theo ước tính sơ bộ, siêu bão Matthew khi quét qua Haiti đã khiến hơn 877 người thiệt mạng cũng như quá hủy, nhấn chìm nhiều tài sản của người dân trong dòng nước lũ. Sau khi tàn phá các nước Haiti, Cuba và Bahamas, cơn bão đang tiếp tục hoành hành ở khu vực bờ đông nước Mỹ khiến ít nhất 3 triệu người Mỹ phải đi di tản.
Theo ước tính sơ bộ, siêu bão Matthew khi quét qua Haiti đã khiến hơn 877 người thiệt mạng cũng như quá hủy, nhấn chìm nhiều tài sản của người dân trong dòng nước lũ. Sau khi tàn phá các nước Haiti, Cuba và Bahamas, cơn bão đang tiếp tục hoành hành ở khu vực bờ đông nước Mỹ khiến ít nhất 3 triệu người Mỹ phải đi di tản.

4. Lại có thêm một vụ đánh cắp thông tin mật của NSA

Theo Bộ Tư Pháp Mỹ, ông Harold Thomas Martin 51 tuổi, nhân viên công ty Booz Allen Hamilton chịu trách nhiệm về hầu hết các hoạt động mạng nhạy cảm nhất của NSA mà Edward Snowden từng làm, đã bị bắt vì tội ăn cắp các “mã nguồn” có độ bí mật cao do Cơ quan Tình báo Quốc gia (NSA) phát triển để “hack” các hệ thống tin học của chính phủ các nước khác. Các tài liệu được cho là bị ông này ăn cắp “có vai trò trọng yếu đối với an ninh quốc gia... Trong số các tài liệu mật này có 6 tài liệu được lấy từ nguồn tình báo nhạy cảm và do một cơ quan chính phủ tạo ra vào năm 2014. Hiện Martin đang phải đối mặt với mức án 10 năm tù giam vì tội ăn cắp tài sản chính phủ và một năm vì tội xóa bỏ tài liệu mật.
Theo Bộ Tư Pháp Mỹ, ông Harold Thomas Martin 51 tuổi, nhân viên công ty Booz Allen Hamilton chịu trách nhiệm về hầu hết các hoạt động mạng nhạy cảm nhất của NSA mà Edward Snowden từng làm, đã bị bắt vì tội ăn cắp các “mã nguồn” có độ bí mật cao do Cơ quan Tình báo Quốc gia (NSA) phát triển để “hack” các hệ thống tin học của chính phủ các nước khác. Các tài liệu được cho là bị ông này ăn cắp “có vai trò trọng yếu đối với an ninh quốc gia... Trong số các tài liệu mật này có 6 tài liệu được lấy từ nguồn tình báo nhạy cảm và do một cơ quan chính phủ tạo ra vào năm 2014. Hiện Martin đang phải đối mặt với mức án 10 năm tù giam vì tội ăn cắp tài sản chính phủ và một năm vì tội xóa bỏ tài liệu mật.

5. Liên Hợp Quốc có tân Tổng thư ký

Với sự ủng hộ của 13 trên tổng số 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an cũng như không có thành  viên nào phủ quyết, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres sẽ trở thành Tổng thư ký tiếp theo của Liên Hợp Quốc thay thế cho ông Ban Ki Moon vào ngày 1/1/2017. Không chỉ được ví như “nhà bảo trợ không mệt mỏi cho những người tị nạn” trong suốt 1 thập kỷ làm Cao ủy của Liên Hợp Quốc về người tị nạn, ông Guterres cũng là quan chức đứng đầu Chính phủ một quốc gia đầu tiên trở thành Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - chức vụ vốn chủ yếu được dành cho cựu Ngoại trưởng các nước.
Với sự ủng hộ của 13 trên tổng số 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an cũng như không có thành viên nào phủ quyết, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres sẽ trở thành Tổng thư ký tiếp theo của Liên Hợp Quốc thay thế cho ông Ban Ki Moon vào ngày 1/1/2017. Không chỉ được ví như “nhà bảo trợ không mệt mỏi cho những người tị nạn” trong suốt 1 thập kỷ làm Cao ủy của Liên Hợp Quốc về người tị nạn, ông Guterres cũng là quan chức đứng đầu Chính phủ một quốc gia đầu tiên trở thành Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - chức vụ vốn chủ yếu được dành cho cựu Ngoại trưởng các nước.

6. Hai ứng viên Phó Tổng thống Mỹ lần đầu so găng.

Ngày 4/10, 2 ứng cử viên là ông Tim Kaine đảng Dân chủ và Mike Pence đảng Cộng hòa tận dụng từng phút một để “bám đuổi nhau sát nút” trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ. Dù cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Phó Tổng thống diễn ra nảy lửa hơn so với dự đoán, vào đúng giai đoạn gay cấn nhất trong chặng đua cuối cùng vào Nhà Trắng, song các nhà phân tích cho rằng nó khó có thể tác động tới cục diện của “trận chung kết” sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới đây.
Ngày 4/10, 2 ứng cử viên là ông Tim Kaine đảng Dân chủ và Mike Pence đảng Cộng hòa tận dụng từng phút một để “bám đuổi nhau sát nút” trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ. Dù cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Phó Tổng thống diễn ra nảy lửa hơn so với dự đoán, vào đúng giai đoạn gay cấn nhất trong chặng đua cuối cùng vào Nhà Trắng, song các nhà phân tích cho rằng nó khó có thể tác động tới cục diện của “trận chung kết” sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tới đây.

Chu Thanh

(Tổng hợp)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.