Sức sống mới Tân Kỳ

(Baonghean) - Tháng 4 này ở Tân Kỳ khắp nơi náo nức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập huyện; cờ hoa, biểu ngữ tươi tắn trên khắp nẻo đường các thị trấn, thị tứ, đường sá tập nập người xe qua lại.  Tân Kỳ - mảnh đất kiên trung anh hùng trong chiến đấu, “quê của muôn quê” đang trỗi dậy sức sống mới với bát ngát màu xanh của lúa xuân, ngô xuân, mía non khắp các thung bãi, cánh đồng, khắp đôi bờ sông Con, dưới chân lèn Rỏi, dưới ngọn Pù Loi, dọc hai bên đường Hồ Chí Minh…   Những  mái nhà ngói mới, nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều ở Lạt, ở Nghĩa Hoàn, Tân Phú, Nghĩa Đồng, Kỳ Sơn… Chúng tôi hỏi thăm đường về Nghĩa Hành, người dân Tân Hương đang sản xuất keo giống bên đường Hồ Chí Minh  vui mừng tận tình hướng dẫn. Tân Hương  từ lâu đã được biết đến là vùng sản xuất keo giống trồng rừng có uy tín của cả tỉnh. Người dân Tân Hương đang mạnh dạn khai phá đồi trọc, núi thấp để trồng mía, trồng keo…

Trên cung đường nguyên liệu thoáng đãng ở  Nghĩa Hành trị giá gần 14 tỷ đồng vừa mới hoàn thành con đường này, nếu tính riêng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng  thì mất hơn 5 tỷ đồng, nhưng người dân Nghĩa Hành đã tự nguyện hiến hơn 50.000 m2 đất vườn để Nhà nước mở đường nguyên liệu, nay đường đã thông, xe chở mía, chở ngô bon bon về nhà máy. Gặp bác Nguyễn Quang Hải - người đã hiến hơn 500 m2 đất để làm đường, bác vui mừng chỉ vào những nương mía non đang lên xanh phấn khởi  cho biết: “Năm nay là năm đầu tiên mía, ngô thu hoạch sướng nhất, nhờ có đường nhựa, mía, ngô  thu hoạch xong, chỉ vác mấy chục bước là ra xe,  “thật sống cả đời giờ mới thấy đường sá thuận lợi ra ri”.

Có đường, xã lại được hưởng dự án kênh mương bê tông, bà con Nghĩa Hành lại tự nguyện hiến đất lúa để xây dựng 5,7km kênh mương với hơn 1 ha. Có kênh mương, Nghĩa Hành tiến hành chỉnh trang dồn điền, đổi thửa xây dựng nông thôn mới. Nghĩa Hành đã mở rộng được 1 tuyến đường liên xã dài 5,3 km, 10 tuyến đường liên thôn tổng chiều dài 8,5m, mở rộng 5 tuyến đường nội đồng dài 1,4 km. Nông dân Nghĩa Hành đã góp 3.500 ngày công, 150 giờ máy đào mương thoát nước, phá dỡ tường rào, đắp đất đá..

                               Thu hoạch mía ở Nghĩa Hành.

Về thăm những mô hình sản xuất bí xanh “siêu lợi nhuận” ở xóm 1, Nghĩa Hành, đã giữa trưa nhưng những người trồng bí vẫn ở ngoài vườn say sưa “đếm quả”.  Nhưng vườn bí trĩu quả đang được thu hái để chuyển đi Hà Nội. Anh Nguyễn Văn Trình, sinh năm 1976 ở xóm 1, trồng 5 sào bí, vừa bán 3 tấn quả thu được 21 triệu đồng, trong vườn vẫn còn khoảng 8 tấn bí. Anh cho biết: 5 sào bí một năm làm 3 vụ, một vụ thu về khoảng 10-12 tấn quả, như vậy một năm anh cũng có được khoảng 200 triệu đồng.

Từ thành công của anh Trình, giờ đây, nhiều nhà đã coi cây bí là cây làm giàu ở Nghĩa Hành, như các anh Nguyễn Đăng Tám, Lê Đình Hồng, Bùi Đức Thiết, Nguyễn Đăng Kinh, Nguyễn Văn Hợi… Cái sướng nhất của người trồng bí ở Nghĩa Hành là  khách hàng  từ Hà Nội đánh xe vào tận nơi để mua bí. Đường Hồ Chí Minh đã thông thương cho người dân miền núi Tân Kỳ. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Quốc Tuấn  cho biết: Nghĩa Hành  có 20 ha bí, cho thu nhập hơn 10 tỷ đồng một năm, bình quân 1 ha cho thu nhập 200 triệu đồng. Từ một xã miền núi nghèo, Nghĩa Hành đang đột phá với những cách làm ăn táo bạo và hiệu quả…

                 Vườn bí xanh của anh Nguyễn Văn Trình xóm 1, xã Nghĩa Hành.

Rời Nghĩa Hành trở về Kỳ Sơn, qua cầu Rỏi về Nghĩa Hoàn, Tân Xuân, Giai Xuân… đâu đâu cũng bát ngát màu xanh.  Xe tải chở mía, chở sắn nguyên liệu tấp nập về nhà máy. Tân Phú, Tân Xuân, Giai Xuân nghiêng nghiêng xuống dòng sông Con với bạt ngàn mía non, cao su… Anh Trương Hải Hồ - xóm Kẻ Mui - Giai Xuân đang thu hoạch mía phấn khởi cho hay: 10 ha mía anh đã thu hoạch gần hết, năm nay mía thu hoạch chậm hơn, nên tiền lãi không nhiều, chỉ được hơn 100 triệu đồng, năm ngoái được 200 triệu đồng, nhưng ở đây chỉ có mía là hiệu quả nhất.

Nhờ trồng mía, gia đình anh đã làm được nhà mới khang trang (hơn 500 triệu đồng) anh cũng biết đưa máy cày vào làm đất, biết đến sản xuất lớn, tập trung, biết cầm đến tiền triệu, tiền tỷ. Đồng bào Thổ ở Tân Kỳ như anh đã nắm bắt được khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa,  bắt đồi núi “ nhả tiền”, không còn cảnh đói khổ, sốt rét triền miên như trước đây vì rừng thiêng nước độc. Nông dân Giai Xuân cũng mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang trồng mía, thu nhập cao gấp 5 lần như ông Cao Đăng Hùng, ông Vũ Đình Tuyên ở xóm Bãi Chè. Đến nay Giai Xuân đã có  gần 700 ha mía, với năng suất 55 tấn/ha, hằng năm nông dân Giai Xuân đã thu về gần 35 tỷ đồng tiền mía, chiếm 48% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của xã…

Cái giàu không chỉ đến với nông dân Nghĩa Hành, Tân Hương, Giai Xuân, mà đến với những ai cần cù, nhạy bén. Người dân Tân Kỳ sống trong thiên nhiên khắc nghiệt đã kiên cường bám trụ làm giàu trên đất bạc màu, không khuất phục trước đói nghèo. Họ khoét đồi, khoét núi để trồng lúa, lấp hốc chọ làm nương rẫy, đẩy mạnh chăn nuôi bò, dê hàng hóa. Họ sẵn lòng bỏ ra 40-50 chục triệu đồng để mở đường chở mía, sắn… Thanh niên Tân Kỳ ở Đồng Văn, Tiên Kỳ, Giai Xuân… đã chịu cực, chịu khổ để làm giàu trên mảnh đất quê nhà, rất ít người đi làm thuê phía Nam. Dù có trên 80% diện tích là núi đồi mà  phần lớn là đồi núi trọc, lèn đá, dù cho khô hạn, nứt nẻ ruộng đồng, thiên nhiên không ưu đãi với Tân Kỳ, đường sá đi lại còn nhiều vất vả, “mưa bùn, nắng bụi”... nhưng Tân kỳ vẫn có hàng trăm mô hình làm ăn có hiệu quả.

Trưởng phòng Nông nghiệp Tân Kỳ, Nguyễn Bá Thức phấn khởi nói với chúng tôi nhiều mô hình hiệu quả ở Tân Kỳ: nào là ương nuôi cá giống ở Tân Hương, trồng dâu nuôi tằm ở Nghĩa Đồng, nuôi lợn Móng Cái ở Giai Xuân, Phú Sơn, chăn nuôi lợn thịt trang trại ở Nghĩa Đồng, trại cao su ở Nghĩa Hoàn, nuôi lợn rừng ở thị trấn, trồng dưa hấu xen cao su ở Tân Phú…  Chúng tôi biết ngói Cừa, đường kính, mật o­ng Tân Kỳ, cao su, bò đàn và nay là bí xanh, cá diêu hồng, gà trang trại, dâu tằm, keo giống… là những hàng hóa mà nông dân Tân Kỳ đang bán rộng rãi trong cả nước. Sức sống ấy, ý chí, niềm tin ấy… mãi là niềm tự hào về một vùng đất gian lao anh hùng trong cả chiến đấu và sản xuất.

Bài, ảnh: Châu Lan

tin mới

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.