Tác giả trẻ Võ Thu Hương: Hạnh phúc khi tìm được sự đồng điệu

(Baonghean) - Võ Thu Hương luôn khiến tôi kinh ngạc vì sức viết. Có cảm giác như ngọn lửa đam mê đối với văn chương, hay có thể nói đơn giản là nghiệp viết chưa lúc nào nguội trong trái tim cô gái có vẻ ngoài mảnh mai, yếu đuối ấy.
Miệt mài viết, ấy cũng là cách mà Thu Hương miệt mài sống. Những trang văn không đơn giản đem đến “nguồn thu” từ nhuận bút, nhuận sách, mà thực sự đã đem đến cho Thu Hương nguồn năng lượng để cô tiếp bước, vững tin trong cuộc sống còn rất nhiều “gồ ghề” như cách cô nói.
Cuộc trò chuyện với cây viết trẻ Võ Thu Hương hẳn cho ta thấy rõ điều ấy: 
Nhà văn trẻ Võ Thu Hương.
Nhà văn trẻ Võ Thu Hương.
- Thuộc thế hệ 8x nhưng đã ra mắt khá nhiều đầu sách, và đạt được nhiều giải thưởng văn chương, với Võ Thu Hương, văn chương có ý nghĩa như thế nào?
-  Văn chương hiện là cần câu cơm của tôi. Nhưng quan trọng hơn, việc viết lách khiến tôi tìm thấy niềm vui, sự tự tin, giúp mình thăng bằng trong cuộc sống nhiều gồ ghề này. So với bè bạn, số sách của Hương cũng chưa phải là nhiều (12 cuốn sách và vài ba giải thưởng mà với tôi, giải thưởng luôn chỉ có giá trị là sự khích lệ).
- Có con nhỏ, phải chăm sóc con, nhưng dường như cuộc sống của bà mẹ bỉm sữa không tẻ nhạt, lặng lẽ, mà vẫn dành thời gian cho con chữ. Hương viết vào lúc nào?
- Tôi thường viết vào buổi sáng, sau khi con đến trường hoặc đêm khuya, sáng sớm, khi con còn chưa thức giấc. Đó là những khoảng thời gian đủ yên tĩnh để dành cho việc riêng của mình, còn đa số quỹ thời gian buổi chiều và buổi tối dành cho con.
Trước đây tôi không “nề nếp” lắm đâu, lúc nào thích thì viết, và tự chiều mình với suy nghĩ rằng, viết phải có hứng mới viết được chứ. Nhưng rồi, một số đàn anh, đàn chị đi trước chia sẻ rằng, để chuyên nghiệp thì không thể có chuyện “tùy hứng”. Một chị bạn thân cũng “bỉm sữa” lại nói, chị dành trọn thời gian buổi tối để chơi với con, làm bạn với con. Không bao giờ “đánh cắp” thời gian của con cho công việc, dù có yêu công việc tới đâu. Thậm chí con của chị nói rằng, ôi mẹ ơi sao mẹ không giống mẹ của bạn Linh, con tới nhà bạn chơi thấy mẹ bạn ấy làm việc chứ không phải lúc nào cũng chơi với con như mẹ. Mẹ không làm việc, lấy tiền đâu nuôi con?
Tôi nghĩ tới những điều có lý ấy và thấy mình cũng phải tự sắp xếp phù hợp. Viết văn, viết báo cũng chỉ là công việc thôi mà.
- Hương thường lưu tâm đến chủ đề nào nhiều nhất để đưa vào tác phẩm?
- Đề tài văn học thiếu nhi đang là đề tài mà tôi theo đuổi lâu dài nhất. Trong số 11 cuốn sách đã in của tôi thì có tới 8 cuốn sách thiếu nhi. Trong tháng 1/2017  này cũng sẽ in 1 cuốn sách thiếu nhi nữa - tập truyện ngắn “Quà của Thần Núi”. Với độ tuổi thiếu nhi tôi luôn thấy tự tin khai thác, đơn giản vì mình đã có nhiều trải nghiệm, từ khi là một đứa trẻ và tới giờ là mẹ của những đứa trẻ.
Võ Thu Hương cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Võ Thu Hương cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Ngoài ra, tôi có viết một số sách về những cô chú biệt động Sài Gòn, những anh hùng một thời là biểu tượng của thanh, thiếu niên, như Giáo sư Lê Quang Vịnh, Anh hùng LLVT Lê Thị Thu Nguyệt… nhưng chủ yếu vẫn là giai đoạn thanh thiếu nhi, tuổi trẻ của nhân vật. Tôi cũng có một vài tập truyện ngắn, truyện vừa dành cho người lớn - là những câu chuyện về thân phận, tình yêu - đặc biệt với phụ nữ. Có khi chỉ đơn giản là câu chuyện đẹp khiến tôi xúc động cũng là đề tài mà tôi quan tâm, mong muốn chia sẻ với độc giả của mình.
- Phụ nữ “dính” vào văn chương chữ nghĩa thường “khổ” vì quá lãng mạn. Với  Hương, điều này có đúng không?
- Ngày Hương bắt đầu tập tành viết văn, mẹ đã dặn, mẹ muốn con mai mốt lớn lên làm cô giáo, lúc nào thích thì viết lách cho vui. Còn dì thì chép vào cuốn sổ tay cho tôi hai câu thơ: “Mẹ ướt mắt khuyên đừng tập làm thi sỹ/ Bạc muôn chừng thân gái con ơi” (thơ Bình Nguyên Trang). Là bởi, mẹ tôi chứng kiến, nhiều những nhân vật văn nghệ sỹ quanh mình có cuộc sống đa đoan.
Hình như, do ngày bé lớn lên, thấy mẹ lao động đủ nghề vất vả, từ lượm ve chai, bán than tổ ong, bóc lạc thuê… nuôi con, nên rốt cùng tôi thấy đơn giản, văn chương chữ nghĩa cũng… chỉ là một nghề, đỡ vất vả hơn nghề của mẹ rất nhiều. Tôi  không phải là người quá lãng mạn, chỉ hơi sến sẩm tí xíu thôi, đủ để thấy cuộc sống mình mềm mại, dễ chịu… Tất cả điều ấy nghe có vẻ không hợp lý nhưng là sự thấm từ từ mang tính tích cực khiến tôi không “khổ” vì văn chương.
Võ Thu Hương trong buổi trò chuyện cùng các em sinh viên báo chí của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Võ Thu Hương trong buổi trò chuyện cùng các em sinh viên báo chí của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
- Ông xã có là độc giả đầu tiên của Hương?
- Dạ không. Ông xã chưa bao giờ đọc sách vợ viết. Anh thích sách lịch sử, kinh tế, không thích sách văn học. Nhưng may mà những thắc mắc của vợ, kể cả việc phát triển một ý tứ như thế nào trong tác phẩm (khi đang là bản thảo), anh đều có thể chia sẻ. 
- Đời sống gia đình có “cướp” mất nhiều thời gian lẽ ra Hương có thể dành cho đam mê viết lách của mình?
- Tôi nghĩ nói không cũng không đúng, mà nói có cũng không hẳn. Vì chẳng bà mẹ bỉm sữa nào có thể vừa giỏi việc nước vừa đảm việc nhà. Câu này, một chị nhà báo - sếp cũ của tôi nói, nếu có đạt danh xưng ấy, hãy hiểu đó là sự khích lệ thôi. Và để dành nhiều thời gian hơn cho việc viết lách, vẫn có thể đảm bảo việc đưa đón, chăm bẵm con, tôi chọn làm việc tự do.
- Người ta thường nói, cuộc sống quá hạnh phúc, sẽ khó có được tác phẩm hay. Với Võ Thu Hương thì như thế nào nhỉ?
- Cuộc sống của Hương cũng như những bà mẹ bỉm sữa khác dễ bằng lòng với mình, được làm việc mình yêu thích, được chồng chia sẻ, và những đứa con nhỏ lúc thì đưa lại sự dễ chịu, lúc đưa lại sự… bấn loạn cho bà mẹ. Tôi không nghĩ tác phẩm hay phụ thuộc vào sướng hay khổ, giàu hay nghèo, mà phụ thuộc vào năng khiếu, cảm xúc, trải nghiệm và sự nỗ lực học hỏi, vượt qua chính mình. Thực lòng mà nói, đây là “công thức” tôi  vẫn đang cố gắng thực hiện để có tác phẩm sau khiến độc giả hài lòng hơn tác phẩm trước.
- Hương có thể hé lộ một chút về tác phẩm chuẩn bị ra mắt?
- Hương sắp ra 2 tập truyện ngắn. Tập truyện ngắn Qua một khúc sông (NXB Hội Nhà Văn) do Alphabook phát hành, dành cho người lớn và Quà của thần Núi (FirstNews phát hành) dành cho thiếu nhi. Cả hai sẽ có mặt trên kệ sách vào dịp Tết này.
Một số tập truyện của Võ Thu Hương.
Một số tập truyện của Võ Thu Hương.
Qua một khúc sông (NXB Hội Nhà Văn) là câu chuyện về thân phận, tình yêu. Đa số là những câu chuyện ít vui nhiều buồn, nhưng đọng lại những dư vị ngọt. Còn Quà của thần Núi là tập truyện ngắn với những câu chuyện như những ánh mắt trong veo nhìn về thế giới trẻ thơ. Tôi nghĩ, người lớn cần chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi buồn nhưng con nít, chỉ cần một thế giới trong veo.  
- Trong văn chương, Hương có gặp được những độc giả đồng điệu như Bá Nha - Tử Kỳ?
- Tới mức Bá Nha - Tử Kỳ là mơ ước của bất cứ người viết văn nào, ở thời này có khi hiếm lắm. Nhưng tôi vẫn luôn có những niềm vui bất ngờ từ độc giả của mình. Ngày Hương còn học cấp 3, thường để mắt theo dõi một bạn trai. Không phải vì thích, chỉ vì bạn đẹp trai, vốn là học sinh giỏi nhưng trượt cấp 3 học dân lập. Trong mắt nhiều cô gái mới lớn lúc ấy, bạn ấy cuốn hút bởi vẻ phớt đời (bạn hút thuốc ngoài cổng trường, thậm chí đánh nhau xước mặt, thi thoảng… bó bột). Trong khi đó, tôi luôn nuối tiếc với suy nghĩ, bạn thông minh mà, tại sao bạn lại chọn cho mình con đường nghiệt ngã thế?
Bẵng đi rất lâu, gần đây tôi tìm thấy bạn trên Facebook. Bạn lại là độc giả của Hương. Bạn nói, bạn thích những chuyện tình yêu tôi viết, nhẹ nhàng nhưng rất thấm. Bạn không thích những gì triết lý nặng nề, đao to búa lớn… Tôi thì chỉ quan tâm, bạn đã đi qua những ngày tháng thanh xuân nông nổi như thế nào, và vui mừng khi biết giờ bạn đã là quản lý trong một khu công nghiệp.
Tham gia chương trình  Văn học trẻ- diện mạo và khát vọng của Đài HTV9.
Tham gia chương trình Văn học trẻ- diện mạo và khát vọng của Đài HTV9.
Còn có lần, sau khi đọc một truyện ngắn đăng báo “Thanh niên” của tôi, một độc giả viết thư, nói, chuyện của bác ấy xúc động không kém câu chuyện của tôi, và mong muốn tôi có thể tới để bác kể chuyện, bác già rồi không thể đi được. Với tôi, điều đơn giản ấy cũng rất trân quý.
Viết văn là công việc có nhiều “đặc quyền” mà đặc quyền lớn nhất có lẽ là tìm được những sự đồng điệu. Bên cạnh việc đồng điệu với những người… đồng điệu, tôi cũng rất thích gặp được sự đồng điệu với những người khác biệt mình.
- Hãy kể về bà mẹ Võ Thu Hương, như thế nào nhỉ, trong mắt hai đứa con nhỏ?
- Hương có một cậu nhóc siêu quậy tên Đốm, trong mắt cu cậu, dĩ nhiên mẹ Hương có lúc hiền lành, có lúc… siêu dữ. Phải có lúc siêu dữ mới trị được siêu quậy. Và cô nhóc siêu điệu, tên Bống. Cô nhỏ điệu, ưa lý sự, thích chơi với mẹ và đang ở tuổi coi mẹ là cả bầu trời nên mẹ luôn phải cố gắng sống tốt cho cổ khỏi bị “thần tượng sụp đổ”. Nói đùa chút vậy, nhưng việc làm mẹ của hai cô cậu ấy đối với tôi là điều ý nghĩa nhất hiện nay. 
- Điều gì làm nên hạnh phúc, với Hương?
Võ Thu Hương và cô gái nhỏ tên Bống.
Võ Thu Hương và cô gái nhỏ tên Bống.
- Hạnh phúc với một người dễ chịu và sến sẩm một chút thì không quá khó tìm. Một giai điệu đẹp, một chút tinh dầu yêu thích lúc mình ngồi viết hay đọc sách cũng đã là hạnh phúc. Con khỏe mạnh, ngoan ngoãn để nắm tay con lên máy bay, tàu lửa về quê hay đến một vùng biển xanh cát trắng hay khu vườn yên tĩnh nào đó nhà bạn bè cũng đã là hạnh phúc… Đại loại thế.
- Tuổi thơ của Hương có tác động như thế nào với nhà văn Võ Thu Hương hôm nay?
- Tuổi thơ Hương khá nhiều vất vả so với bạn bè trang lứa, vì bố đi xuất khẩu lao động làm ăn thất bát, mẹ phải về hưu sớm khi mới 41 tuổi, vì cơ quan giảm biên chế. Và vì hoàn cảnh, gia đình tôi chuyển chỗ ở rất nhiều lần, từ căn nhà nhỏ xíu tới nhỏ vừa vừa ở khu tập thể Trung Đô lên Quang Trung…
Bắt đầu khi mẹ về hưu là chặng đường mẹ mưu sinh bằng những nghề ve chai, bốc than tổ ong, bóc lạc thuê… Tôi cũng theo mẹ suốt hành trình ấy. Đến bây giờ, dù hơn mười mấy năm, bàn tay mình quanh năm gõ máy tính vẫn cứng ngắc và chai sần, khô ráp vì những năm lớn lên với việc xếp, bốc than tổ ong. Có những năm tháng, mẹ sinh em gái, vất vả quá, gửi mình về Đô Lương cho ông bà ngoại, lên Anh Sơn cho dì nuôi. Đó là giai đoạn cũng vạ vật trên đồng trên ruộng, theo bà đi mót lạc mót khoai vì ở nhà không ai trông.
Nhưng mà, may mắn lớn nhất là mẹ mình luôn trân trọng việc học, sở thích  của con. Khi mẹ đi nhập ve chai, mẹ vẫn có thể tìm ra những cuốn sách Daghextan của tôi, Hãy để ngày ấy lụi tàn… đưa về cho tôi đọc. Mẹ nói rằng, bố làm ăn thất bát thật, nhưng trước khi bố thất bát đã kiếm được cho mẹ con một căn nhà ở Quang Trung. Nhà ấy, nhỏ thôi, nhưng mẹ luôn tự hào và yêu mến vì đã cho con cái nhiều cơ hội để phát triển hơn khi gần trường học, gần nhà thiếu nhi Ten-lơ-man... Mẹ truyền cho tôi nhiều suy nghĩ tích cực và thiết thực khi nhìn mọi việc như thế. Thực lòng là đến giờ mình vẫn nghĩ nhiều người cũng như mình, lớn lên từ vất vả, và điều tích cực là nhờ thế mình đủ gai góc để trưởng thành, đủ trải nghiệm để theo nghề viết... 
Võ Thu Hương quê Đô Lương, lớn lên tại Vinh. Cựu học sinh THPT Dân lập Nguyễn Trường Tộ, TP.Vinh. Hiện sống tại TP.Hồ Chí Minh, hội viên Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh. Là tác giả 12 tập truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký; đại biểu Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX. Một số giải thưởng đạt được: Giải thưởng Hồ Xuân Hương, giải thưởng Cuộc vận động sáng tác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2015... 
P.V 
(Thực hiện)

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.