(Baonghean.vn) - Châu Âu đang đẩy nhanh tiến độ “dứt áo” với khí đốt của Nga càng nhanh càng tốt. Đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ và dứt khoát chưa từng có về vấn đề này. Điều này cho thấy, sẽ sớm thôi, bản đồ năng lượng thế giới sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, áp lực về kinh tế và sự đồng thuận chung có thể sẽ là rào cản trong tiến trình hành động chung.
(Baonghean.vn) - Ngày 10/5, công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine GTSOU tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu qua trạm Sochranovka vào sáng 11/5.
(Baonghean.vn) - Ủy ban châu Âu đã nêu thời điểm áp dụng lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga. Chiến lược gia đầu tư của Công ty quản lý Arikacapital Sergey Suverov đã đánh giá hậu quả của quyết định như vậy trong bài phỏng vấn dưới đây.
Quân đội Ukraine đã đặt lựu pháo và nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) trong khu vực nhà máy xi măng và hóa chất ở Kharkov, nơi có các bồn chứa chất lỏng độc hại - Thượng tướng Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng Nga cho biết.
Các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức cuộc họp khẩn cấp vào hôm nay (2/5), để thống nhất hành động ứng phó với nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt với các nước châu Âu không thanh toán bằng đồng rúp.
(Baonghean.vn) - Tờ Financial Times (FT) dẫn các nguồn thạo tin ngày 28/4 cho biết, các nhà phân phối khí đốt ở Đức, Áo, Slovakia và Hungary đang chuẩn bị mở tài khoản đồng ruble với ngân hàng Gazprombank để thanh toán hợp đồng khí đốt với Nga.
Giữa bối cảnh Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc giao tranh lớn ở Donbass, phương Tây đã có động thái đáng chú ý khi tăng cường vận chuyển vũ khí hạng nặng cho Kiev trong khi Moscow cảnh báo điều này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
(Baonghean.vn) - Điều dễ dàng nhận thấy rằng, mối quan hệ giữa Nga và Đức đã không còn như thời hoàng kim. Hơn ai hết, Đức đang rơi vào thế khó, loay hoay tìm lối thoát. Thêm vào đó, trong khi Mỹ và các đồng minh NATO trên khắp châu Âu thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, Đức là quốc gia đang phải kiềm chế, nhất là trong câu chuyện cấm vận khí đốt của Nga.
(Baonghean.vn) - Việc Đức từ chối khí đốt của Nga sẽ dẫn đến tình trạng ngừng trệ hoàn toàn khâu sản xuất tại các nhà máy của Tập đoàn Bosch. Đây là nhận định của ông Stefan Hartung - Chủ tịch Tập đoàn Bosch của Đức.
Trong thời gian tới, châu Âu sẽ cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Với tư cách là một siêu cường dầu khí, Moscow cần phải tìm thị trường mới, nhưng các lựa chọn có thể sẽ bị hạn chế.
"Gazprom" đã dừng rút và bơm khí đốt vào kho chứa lớn nhất của Đức "Reden". Đây là thông báo của nhà điều hành kho chứa khí đốt dưới lòng đất Astora thuộc Gazprom Germania, EurAsiaDaily viết.
Ngành công nghiệp Đức sẽ không thể từ bỏ khí đốt của Nga trong tương lai gần, vì cả Qatar, Algeria và Hoa Kỳ đều không thể thay thế nguồn cung cấp từ Nga, Vladislav Belov - Phó Giám đốc Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
(Baonghean.vn) - Trong cái khó, ló cái khôn, với yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp của Nga, Tổng thống Putin đã giáng một đòn bất ngờ vào các nước phương Tây vốn đang sử dụng lượng lớn khí đốt của Nga để phục vụ nhu cầu năng lượng của họ. Thế nhưng, trong “cái khôn” của mình, Nga cũng vương “cái khó”.
(Baonghean.vn) - Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell cho rằng, trong vòng hai năm các nước EU sẽ có thể nói lời giã biệt, từ chối khí đốt của Nga.
Yêu cầu từ các nước Ba Lan và các quốc gia Baltic về việc Liên minh châu Âu cần ngay lập tức cấm vận dầu mỏ và khí đốt từ Nga hay chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga đã không nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước.
(Baonghean.vn) - Nga bán khí đốt cho châu Âu qua đường ống dẫn khí. Châu Âu dựa vào đó để sưởi ấm các tòa nhà, cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp và sản xuất điện. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và mặc dù nó có thể sớm kết thúc, nhưng nó đã hạn chế phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga.
(Baonghean.vn) - Liên quan đến vấn đề Ukraine, Mỹ và EU tuyên bố đưa ra các lệnh trừng phạt với Nga, trong lĩnh vực xuất khẩu dầu, khí đốt tự nhiên và nguyên liệu thô. Thế nhưng, các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ ảnh hưởng đến châu Âu, khi làm mất đi nguồn cung khí đốt tự nhiên và các mặt hàng khác của lục địa này.
Việc từ chối hoàn toàn các nguồn cung cấp năng lượng của Nga sẽ gây ra những hậu quả chết người cho nền kinh tế toàn cầu, cựu Ủy viên Cục Đường sắt Texas Ryan Sitton (cơ quan quản lý dầu của bang) cho biết.
(Baonghean.vn) - Mặc dù phương Tây liên tục chỉ trích và hăm dọa Nga, trên thực tế họ không làm được nhiều để giúp đỡ Ukraine về cả kinh tế và quân sự. Còn về phía Nga, Tổng thống Putin cảnh báo khả năng Ukraine gia nhập NATO sẽ đe dọa an ninh châu Âu, vì tạo cơ sở cho cuộc xung đột lớn giữa Moskva và khối.
Đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc - 2" sẽ được vận hành trước cuối năm 2022. Đó là ý kiến tin chắc của ông Timm Kehler lãnh đạo Hiệp hội công nghiệp khí đốt Zukunft Gas của CHLB Đức.
Chuỗi thứ hai của Dòng chảy phương Bắc-2 đã hoàn tất việc nạp khí, đường ống hoàn toàn sẵn sàng để bắt đầu hoạt động, nguồn tin từ nước Nga khẳng định.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nhìn nhận việc đưa vào vận hành tuyến đường ống khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2" (Nord stream 2) có thể sẽ giúp người tiêu dùng châu Âu không phải trả mức giá đắt đỏ cho khí đốt.
Tổng thống Nga Putin nói rằng Gazprom có thể tăng nguồn cung cấp qua hệ thống "Dòng chảy phương Bắc 2", giúp châu Âu hạ nhiệt giá khí đốt đang tăng vọt hiện nay. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu vẫn chưa sẵn sàng phê duyệt dự án này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về hậu quả cuộc khủng hoảng khí đốt đối với thế giới và đặc biệt là đối với Nga, đồng thời lưu ý Nga không quan tâm đến việc tăng giá khí đốt ở châu Âu.
Đồng Chủ tịch đảng Liên minh 90/Đảng Xanh ông Robert Habeck trên sóng kênh truyền hình ARD mới kêu gọi Chính phủ Đức hiện tại thảo luận với Nga về tình hình thị trường khí đốt ở châu Âu.