Tấm lòng những cựu giáo chức

(Baonghean) - Họ - những giáo viên đã nghỉ hưu vẫn cần mẫn góp sức vun đắp tri thức cho con, cháu. Đó là những lớp học thêm miễn phí, là bước chân không mỏi vận động con em địa phương quay lại trường học, là hành trình quyên góp, vận động quỹ khuyến học; là những người chuyên cần với tiếng trống học bài hằng đêm... Những nhà giáo nghỉ hưu trên khắp các địa phương vẫn lặng thầm với công việc của “người đưa đò”.

Đã cận kề tuổi 80 nhưng thầy giáo Cao Kim Sơn (xã Khai Sơn, Anh Sơn) vẫn canh cánh trong lòng về việc học của con em địa phương. Là người gắn bó 30 năm trong ngành Giáo dục, bám lớp, bám trường ở giai đoạn khó khăn nhất nên thầy hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của sự nghiệp “trồng người”.

Năm 1991, thầy nghỉ hưu theo chế độ, nhưng tâm huyết dành cho sự học của con em ở huyện vùng cao vẫn luôn canh cánh trong lòng. Làm thế nào để những học sinh các xã vùng khó khăn như Lạng Sơn, Đức Sơn, Bình Sơn được tiếp xúc với máy vi tính? Làm sao để con em trong họ tộc, trong làng, trong xã không phải nghỉ học vì khó khăn? Làm sao có quỹ để động viên các em học giỏi?...

Từ những trăn trở đó, thầy viết thư gửi những học trò cũ, vận động các học sinh thành đạt góp tiền mua máy vi tính tặng các trường khó khăn. Trong 2 năm qua thầy động viên quyên góp hàng trăm triệu đồng, mua được hơn 40 máy vi tính, trước mắt tặng cho các trường Tiểu học Đức Sơn, THCS Đức Sơn, THCS Lạng Sơn, THCS Bình Sơn. Thầy kêu gọi con cháu trong họ tộc đóng góp vào quỹ khuyến học, vận động các nhà hảo tâm và trích tiền lương ít ỏi của mình mua sách vở, áo quần, đồ dùng học tập tặng học sinh nghèo... Còn ông giáo già Nguyễn Quang Huy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học phường Nghi Thủy (TX.Cửa Lò), sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm liên khu IV, ông được phân công về làm công tác giảng dạy tại các xã vùng khó của huyện Nghi Lộc cho đến năm 1987 thì nghỉ hưu.

Với đặc thù của học sinh miền biển, rất nhiều em nghỉ học giữa chừng theo thuyền đi đánh cá, ông bỏ thời gian đến từng nhà thuyết phục, vận động phụ huynh, dành thời gian kèm cặp, phụ đạo cho học sinh kém; tiết kiệm chi tiêu bản thân mua sách vở hỗ trợ học sinh nghèo; vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp nhận đỡ đầu học sinh nghèo.

Từ một phường “nóng” về học sinh bỏ học giữa chừng (26 em bỏ học năm 2006) đến nay 100% học sinh trong độ tuổi đều được đến trường, không còn học sinh bỏ học.

Với sự tận tụy, tâm huyết của “ông già khuyến học” nên công tác khuyến học, khuyến tài ở Nghi Thủy ngày càng phát triển; bản thân ông vinh dự được trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục; kỷ niệm chương vì công tác khuyến học, cùng nhiều giấy khen, bằng khen của Hội Khuyến học tỉnh, UBND tỉnh... Đó là những lớp học miễn phí của những người giáo già ở Hưng Tiến (Hưng Nguyên).

Không còn đứng trên bục giảng nữa, nhưng với ước nguyện chăm lo sự học cho con em trong thôn, trong xã, các thầy, các cô tự sắm bàn ghế, dọn một gian nhà mở lớp dạy học miễn phí cho học sinh trong làng, ngoài xã. Nhờ lớp học của những nhà giáo về hưu như thầy Thành, thầy Nuôi, cô Tam, thầy Hạnh mà những học trò nghèo ở vùng quê chiêm trũng này có tiến bộ vượt bậc trong học tập; nhiều em trở thành học sinh giỏi trường, giỏi huyện...

Dù đã nghỉ hưu, nhưng các thầy, các cô với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục vẫn tích cực đóng góp cho sự nghiệp trồng người ở địa phương. Tiêu biểu như Hội Cựu giáo chức Hưng Nguyên với Đề án truyền thông “Giáo dục sớm để phát huy tiềm năng của trẻ”; Hội Cựu giáo chức Anh Sơn với phong trào vận động học sinh bỏ học quay trở lại trường; Hội Cựu giáo chức Yên Thành với phong trào thi đua khuyến học... 

Thầy Phan Đức Ái - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh có gần 23.000 giáo viên về hưu, tỷ lệ tập hợp hội viên vào Hội Cựu giáo chức đạt 85%. Những nhà giáo về hưu, dù tuổi đã cao, nhưng vẫn tích cực tham gia các phong trào đoàn thể địa phương, đặc biệt là trong phong trào khuyến học, khuyến tài... Nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc, những thầy, cô giáo trên khắp các địa phương vẫn lặng thầm với công việc của “người đưa đò”.

Thanh Phúc

tin mới

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An thăm, chúc mừng các đơn vị giáo dục tại Thị xã Thái Hòa

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An thăm, chúc mừng các đơn vị giáo dục tại Thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Sáng 16/11, đoàn công tác do đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An dẫn đầu cùng đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo thị xã Thái Hòa đã tới thăm, chúc mừng Trường THPT Thái Hòa và THCS Nghĩa Thuận.