Tân Tổng thống Mỹ công bố chiến lược chống Covid-19, Trung Quốc lập trung tâm cách ly tập thể

Theo Thanh Hảo (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm khoảng 622.000 ca nhiễm mới và 15.500 người chết vì Covid-19.
Theo trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến 6h sáng ngày 22/1, đại dịch đã lây mầm bệnh cho trên 98 triệu người và cướp đi mạng sống của hơn 2 triệu nạn nhân. Khoảng 70 triệu bệnh nhân đã hồi phục.
Tân Tổng thống Mỹ công bố chiến lược chống Covid-19, Trung Quốc lập trung tâm cách ly tập thể ảnh 1
Ảnh: AP

Trong số 219 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự hiện diện của virus corona, Mỹ là nước bị dịch bệnh tấn công dữ dội nhất. Trong 24 giờ qua, quốc gia này đã ghi nhận thêm gần 168.000 ca nhiễm mới vào danh sách tổng hơn 25 triệu bệnh nhân, và thêm hơn 3.600 trường hợp vào con số gần 420.000 người chết.

Brazil và Anh đều có số người qua đời trong ngày vì Covid-19 ở mức trên 1.000 người, chứng tỏ dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng ở hai quốc gia này. Hai nước cũng ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mới.

Tân Tổng thống Mỹ công bố chiến lược chống Covid-19

Ông Joe Biden công bố chiến lược chi tiết chống Covid-19, ưu tiên thúc đẩy tiêm chủng, xét nghiệm và tập trung vào khía cạnh khoa học. 

Các nội dung chính của "Chiến lược quốc gia về ứng phó và sẵn sàng ứng phó đại dịch Covid-19" được Nhà Trắng công bố kèm tuyên bố: "Chúng ta có thể và sẽ đánh bại dịch Covid-19. Nước Mỹ xứng đáng (có được chiến lược) ứng phó đại dịch Covid-19 nhờ sự hỗ trợ của khoa học, dữ liệu và y tế cộng đồng". 

Tân Tổng thống Mỹ cam kết đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng toàn dân, với mục tiêu tiêm 100 triệu liều vắc-xin trong 100 ngày đầu tiên của ông ở Nhà Trắng. Để đạt được mục tiêu này, ông dự định thúc đẩy thiết lập các trung tâm tiêm chủng mới, chuyển đổi từ các phòng tập thể dục, sân vận động và trường học, đồng thời huy động thêm 100.000 nhân viên y tế vào cuộc.

Ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1, ông Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội tại mọi tòa nhà liên bang và khu vực liên bang. Tân Tổng thống cũng định đưa Mỹ trở lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau khi người tiền nhiệm Donald Trump rút Washington khỏi tổ chức này. 

Trung Quốc lập trung tâm cách ly tập thể 

Có tới 458 trung tâm giám sát ở thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, phía Bắc Trung Quốc, đang được sử dụng cho việc cách ly tập trung. Lý do là Thạch Gia Trang đang là một trong những tâm dịch trong làn sóng Covid-19 mới.

Theo Phó Thị trưởng Thạch Gia Trang Mạnh Tường Hồng, các ca bệnh lẻ tẻ trên địa bàn thành phố đang giảm dần và các trường hợp nhiễm mới được phát hiện chủ yếu ở các trung tâm giám sát. Những người thuộc diện cách ly đều phải làm xét nghiệm axit nucleic 2 ngày một lần.

Tính tới trưa 21/1, tổng cộng 34.029 người đã được cách ly tại các trung tâm trên.

Cùng ngày 21/1, tỉnh Hà Bắc ghi nhận 20 ca nhiễm cộng đồng và 4 trường hợp không có triệu chứng lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả đều ở Thạch Gia Trang.

Tân Tổng thống Mỹ công bố chiến lược chống Covid-19, Trung Quốc lập trung tâm cách ly tập thể ảnh 2
Trung tâm cách ly đang được xây dựng ở Thạch Gia Trang ngày 20/1. Ảnh: Tân Hoa xã

Số người chết vì Covid-19 ở Indonesia cao kỷ lục

Indonesia, ngày 21/1, ghi nhận 346 ca tử vong, mức cao nhất trong một ngày từ trước đến nay. Nước này cũng có thêm 27.203 ca nhiễm mới.

Mức độ lây nhiễm và chết chóc của đại dịch liên tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại các bệnh viện ở Indonesia có thể quá tải trong thời gian tới. Theo thống kê, số giường điều trị bệnh nhân Covid-19 trong các bệnh viện hiện chiếm tới 87% công suất, trong khi số giường tại khoa hồi sức tích cực chiếm 82%.

Để đối phó với Covid-19, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn lệnh giới hạn các hoạt động cộng đồng ở Java và Bali tới 8/2. 

Moscow nới lỏng các biện pháp chống dịch

Viện dẫn sự thành công trong chiến dịch tiêm chủng đại trà, Thị trưởng thủ đô Nga Sergei Sobyanin thông báo nới lỏng "đáng kể" các biện pháp chống Covid-19.

Cụ thể, từ ngày 22/1, Moscow mở lại các viện bảo tàng và hiệu sách, cho phép các rạp hát và rạp chiếu phim đón nhiều khách hơn. Trong khi đó, các trường học phổ thông, trường thể thao và các câu lạc bộ trẻ em được nối lại hoạt động trực tiếp, còn sinh viên đại học vẫn tiếp tục học từ xa. 

Một điểm không thay đổi là các quán rượu và nhà hàng phải đóng cửa từ 23h, các công ty cần đảm bảo ít nhất 30% nhân viên làm việc tại nhà. 

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.