Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non
Ngày 19/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức khởi động Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non của Việt Nam” nhằm mục đích nâng cao khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dân tộc thiểu số.
Ngày 19/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức khởi động Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non của Việt Nam” nhằm mục đích nâng cao khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ dân tộc thiểu số.
Mục tiêu của Dự án nhằm tăng số lượng trẻ em đi học; trẻ được thực hiện chính sách giáo dục bán trú có chất lượng; bảo đảm hầu hết trẻ em ở mọi vùng miền được chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt, bảo đảm chất lượng để trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
Mục tiêu cụ thể của Dự án đặt ra đảm bảo 80% trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày theo hình thức bán trú; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, 100% giáo viên dạy mầm non 5 tuổi đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có 50% giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ từ khá trở lên.
Hội thảo triển khai Dự án "Tăng cường khả năng sẵn sàng
đi học cho trẻ mầm non". Ảnh: VA
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, nâng cao kết quả giáo dục cho dân số là một phần quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế xã hội, và được coi là 1 trong 3 lĩnh vực đột phá trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Đầu tư cho giáo dục mầm non là một bước cơ bản hướng tới xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao khi Việt Nam nỗ lực để trở thành nền kinh tế thị trường mang tính công nghiệp hiện đại.
Theo khảo sát được thực hiện khi khởi động Dự án thì có khoảng một nửa số trẻ em Việt Nam 5 tuổi thiếu hụt hoặc thiếu hụt ít nhất 1 trong 5 kỹ năng cần thiết để bắt đầu đi học gồm: thoải mái khi khám phá và hỏi các câu hỏi; khả năng cầm bút chì; lắng nghe thầy cô giáo; cùng chơi và làm việc với các trẻ khác; nhớ và tuân thủ các quy tắc. Có những năng lực này và tương tự sẽ giúp trẻ có thể hưởng lợi tốt hơn từ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Khảo sát độ tuổi mầm non của Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ em chưa sẵn sàng đi học cao nhất ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non được thiết kế để giải quyết vấn đề này bằng cách nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học tiểu học, thông qua việc hỗ trợ các cấu phần đã được lựa chọn trong Chương trình Quốc gia của Việt Nam “Phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2010 - 2015”. Dự án hỗ trợ các nỗ lực nhằm mở rộng ghi danh học cả ngày ở trường mầm non, nâng cao năng lực đảm bảo chất lượng cho trường mầm non và tăng cường khả năng chuyên môn cho giáo viên và hiệu trưởng.
Tổng kinh phí cho Dự án là 100 triệu đô la Mỹ đến từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế - Cơ quan cho vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới dành cho các nước nghèo./.
Theo ĐCSVN - LH