Tăng dân số với đảm bảo an ninh lương thực
Từ năm 1968 đến năm 2000 dân số thế giới tăng từ 3 tỷ lên 6 tỷ người, nghĩa là tăng gấp đôi, năng suất nông nghiệp đã tăng gấp 3, nhưng nạn đói và thiếu lương thực vẫn xẩy ra ở nhiều quốc gia. Ngày 11/7/1987 thế giới đạt 5 tỷ người, trở thành ngày Dân số thế giới. Đến năm 2010 dân số thế giới là trên 6,7 tỷ người, bình quân mỗi năm tăng 75 triệu người.
Từ năm 1968 đến năm 2000 dân số thế giới tăng từ 3 tỷ lên 6 tỷ người, nghĩa là tăng gấp đôi, năng suất nông nghiệp đã tăng gấp 3, nhưng nạn đói và thiếu lương thực vẫn xẩy ra ở nhiều quốc gia. Ngày 11/7/1987 thế giới đạt 5 tỷ người, trở thành ngày Dân số thế giới. Đến năm 2010 dân số thế giới là trên 6,7 tỷ người, bình quân mỗi năm tăng 75 triệu người.
Cùng với gia tăng dân số là việc gia tăng lương thực thực phẩm đi đôi với khai thác tài nguyên cạn kiệt, nạn phá rừng, phá đa hoại dạng sinh học dẫn đến hủy hoại môi trường, sa mạc hóa, nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu...
Nông dân Nghi Lộc thu hoạch lúa xuân. Ảnh: Văn Đoàn
Nước ta có diện tích tự nhiên bình quân đầu người rất thấp so với thế giới, đất nông nghiệp bình quân trên 1.100m2/người, diện tích đất trồng lúa khoảng 4,2 triệu ha, trong đó đồng bằng sông Cửu long khoảng 2,9 triệu ha, bình quân đất trồng lúa cả nước chỉ trên 500m2/người. Trước khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị (ngày 5/4/1988), mỗi năm nước ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực. Sang năm 1989 không những đủăn mà còn xuất khẩu 1,42 triệu tấn.
Đến năm 2010, sản lượng lương thực cả nước đạt gần 40 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 1988, trong khi đó dân số tăng khoảng 1,4 lần, lương thực bình quân đầu người chỉ 460 kg. Mấy năm gần đây, mỗi năm nước ta xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo, nhưng không phải xuất khẩu nhiều mà dân đã no đủ cả. Nhiều vùng nhất là vùng duyên hải miền Trung và vùng đồng bào dân tộc ít người, nạn thiếu đói vẫn luôn thường trực, mỗi năm Nhà nước phải cấp hàng vạn tấn lương thực để cứu đói lúc giáp hạt.
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân sốđứng thứ 4, sản lượng lương thực đến năm 2010 vượt cả sản lượng lương thực của Nghệ Tĩnh năm 1987, nhưng bình quân đầu người mới chỉ 350 kg, còn thấp thua bình quân cả nước.
Đến nay cả nước còn 3.055.566 hộ nghèo bằng 9,45%, hộ cận nghèo 1.612.381 hộ, trong đó Nghệ An còn 164.290 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,89%. Đặc biệt các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu tỷ lệ hộ nghèo trên dưới 50%.
Đểđảm bảo an ninh lương thực, trước hết là ổn định diện tích trồng lúa. Thứđến là thâm canh, chọn giống năng suất cao, ít sâu bệnh, điều đó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc ổn định và tăng diện tích trồng lúa đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 100 triệu người nước ta vào năm 2025 và Nghệ An 3,5 triệu người.
Đầu tư cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn làm cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực phát triển là giải pháp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, là nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần thực hiện mọi biện pháp để nâng cao sản lượng lương thực, đáp ứng nhu cầu dân số tăng lên và nhu cầu xuất khẩu ngày một tăng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đề phòng thảm họa trong mọi tình huống là đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho đất nước phát triển bền vững.
Đặng Cao Trí