Tạo bước ngoặt cho nghề rừng
Chặng đường 12 năm triển khai thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến nay đã kết thúc. P.V Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với đồng chí Võ Duy Việt, Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Thường trực Sở NN & PTNT xung quanh vấn đề này.
PV: Xin đồng chí cho biết kết quả nổi bật mà tỉnh ta đã giành được sau 12 năm thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng?
Đồng chí Võ Duy Việt (Đ/c VDV): Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội cũng như kinh tế. Vì thế, ngay từđầu tỉnh đã thành lập Ban Điều hành và Ban Quản lý dự án các cấp, tổ chức chỉđạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.
Từ năm 1999 đến năm 2010, toàn tỉnh đã tiếp nhận triển khai 393,315 tỷđồng, trong đó đầu tư cho hạng mục lâm sinh 320,113 tỷđồng, chiếm 81,4%, đầu tư cơ sở hạ tầng 21,879 tỷđồng.
Chương trình đã góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới 67.599 ha. Chất lượng rừng ngày càng được cải thiện và phát huy được chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng rừng trồng, nhất là rừng sản xuất sử dụng giống bằng công nghệ mô, hom các loài cây mọc nhanh, cho năng suất cao, nhiều nơi trong tỉnh đã đạt 20-25 m3/ha/năm, đáp ứng mục tiêu kinh doanh và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Khai thác rừng trồng nguyên liệu theo Chương trình 661 tại xã Thanh Hoà (Thanh Chương). |
Chương trình đã góp phần nâng độ che phủ của rừng của tỉnh ta từ 38,6% năm 1999 lên 53,1% năm 2010, tăng 15,2%, trở thành một trong 3 tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo lập vùng nguyên liệu tập trung trên 82.000 ha, trữ lượng ước 4,6 triệu m3, hàng năm đã cho sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trên 300 ngàn m3, phục vụ kịp thời năng lực của 41 nhà máy chế biến MDF, dăm giấy, bột giấy...
Trong 3 năm gần đây, mỗi năm tạo kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 triệu USD từ gỗ rừng trồng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn hộ dân cư, chủ yếu là dân cư các huyện miền núi.
P.V: Hiệu quả của chươngtrình được thể hiện đậm nét ở mặt nào và những địa phương nào, thưa đồng chí?
Đ/c VDV: Chương trình mang lại hiệu quả tổng hợp trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó trực tiếp nhất là đã góp phần phủ nhanh đất trống đồi trọc, tăng nhanh độ che phủ của rừng, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế miền núi, giảm áp lực chặt phá rừng và đốt nương làm rẫy; ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới...
Trước khi chương trình chưa vào các huyện như: Thanh Chương, Yên thành, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Con Cuông, Nghi Lộc... đất trồng đồi trọc rất lớn, gây sạt lởđất nhiều nơi. Đến nay, ở Thanh Chương, Anh Sơn, Nghi Lộc và nhiều địa phương khác rừng đã khép tán đồi trọc. Các huyện: Thanh Chương, Quỳ Châu, Con Cuông đãnâng độ che phủ rừng trên 80%. Theo tính toán của các hộ nông dân, đầu tư trồng 1 ha rừng nguyên liệu, chu kỳ 5-7 năm, sau khi khai thác trừ các khoản chi phí, lãi ròng trên 30 triệu đồng.
Những hộ trồng 10 ha rừng nguyên liệu nay đã có thu hoạch thì không những thoát nghèo mà sẽ giàu lên ở các địa phương. Song hiệu quả to lớn hơn nữa giúp người dân miền núi đổi mới tư duy, chuyển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, tạo động lực thực hiện xã hội hoá nghề rừng, chuyển tập quán trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh, đưa nghề rừng trở thành một nghề chính, có thu nhập cao.
P.V: Theo đồng chí cần quan tâm những vấn đề gì khi chương trình kết thúc?
Đ/c VDV: Thành tựu của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần chủđạo trong việc tạo ra nền tảng xã hội hóa nghề rừng, tăng độ che phủ của rừng và đặc biệt là đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Để tiếp tục phát huy thành quả chương trình 5 triệu ha rừng cần có cơ chế chính sách tạo động lực cho nghề rừng phát triển.
Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp cần quan tâm phát triển thị trường, tạo đầu ra sản phẩm; đổi mới công nghệ chế biến lâm sản, tăng sản phẩm xuất khẩu chế biến tinh, hạn chế xuất khẩu thô; nâng cao giá trị rừng trồng; có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật lâm nghiệp, nhất là đường nội vùng, cơ sở sản xuất giống công nghệ cao tạo điều kiện đểđưa công nghệ cao vào khai thác, giảm chi phí vận xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng; không ngừng cải thiện chất lượng giống và quản lý giống lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, cần sớm thành lậpQuỹ bảo vệ phát triển rừng theo NĐ05/CP và triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghịđịnh 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, thực hiện chính sách đa nguồn lực, đa thành phần cho đầu tư, tạo động lực đưa nghề rừng phát triển nhanh và bền vững.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Văn Đoàn (thực hiện)