Tập trung chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-(Baonghean)- Xác định tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh đối với việc phát triển chăn nuôi, huyện Kỳ Sơn chú trọng đẩy mạnh tiêm phòng và các biện pháp tuyên truyền, giám sát.
Năm 2011, toàn huyện đã tiêm phòng được 96 nghìn liều vắc xin các loại. Nhờđó, mặc dù thời tiết diễn biến thất thường nhưng huyện đã khống chếđược dịch bệnh, không để lây lan và gây thiệt hại như những năm trước. Năm 2012, Trạm thú y huyện đề ra kế hoạch tiêm phòng 100 nghìn liều vắc xin các loại. Anh Vi Văn Thanh -Trưởng ban Thú y xã Hữu Lập - Kỳ Sơn cho biết: "Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên giờđây việc tiêm phòng cũng đã thuận lợi hơn. Bà con đã ý thức được việc tiêm phòng là có lợi cho gia súc gia cầm nên họđã chủđộng hơn trong việc tiêm phòng".
Biện pháp phun hóa chất tiêu độc khử trùng trong khu vực chăn nuôi
của người dân.
Cùng với tiêm phòng, ngay từđầu mùa rét, huyện đã cử cán bộđến tận nơi hướng dẫn bà con cách bảo vệ gia súc, gia cầm trong mùa rét. Huyện quán triệt hạn chế việc thả rông gia súc, đồng thời làm chuồng trại kiên cố, che chắn cẩn thận. Một số kế hoạch cụ thể khác cũng được Trạm thú y huyện đề ra. Bà Trần Thị Mai - Trạm trưởng Trạm thú y huyện Kỳ Sơn nói: "Đểđảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện, ngay từđầu năm, trạm đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và kế hoạch tiêm phòng vụ xuân năm 2012. Đồng thời tổ chức họp các trưởng ban thú y và nhận vácxi về tiêm phòng tại xã. Trạm cũng cắt cử cán bộ chỉđạo các xã phấn đấu tiêm phòng đạt 80-85% tổng đàn".
Phan Tâm
- Gia đình anh Cao Văn Quang ở xóm 4, xã Quỳnh Giang (Quỳnh Lưu) nuôi 100 con ngan Pháp siêu nạc. Sau gần 2 tháng, mỗi con có trọng lượng gần 3kg. Nhưng đàn ngan nhà anh Quang bị nhiễm cúm và chết hàng loạt. Ngay sau khi phát hiện ngan chết, anh đã kịp thời báo cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương để nhanh chóng đem số ngan đã chết đi tiêu hủy, tránh bùng phát lây ra các hộ khác. Anh Quang nói: "Hôm mồng 6 Tết, ngan bị bệnh, xã về kiểm nghiệm và tiêu hủy 70 con, đã bơm thuốc tiêu độc khử trùng ở trong chuồng lợn và khu chăn nuôi".
Không riêng hộ anh Cao Văn Quang mà hiện nay tại xã Quỳnh Giang, dịch cúm nghi H5N1 đã xuất hiện tại 3 gia đình khác ở các xóm 1, 4 và 8 với tổng số gia cầm bị chết đã tiêu hủy là 635 con. Ngay sau khi nhận được tin báo của các hộ, xã Quỳnh Giang đã triển khai nhiều biện pháp như tổ chức khoanh vùng, tiến hành phun tiêu độc khử trùng bằng hóa chất Benkocid, rắc vôi bột tại các ổ dịch. Ông Lê Xuân Trạch - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Giang cho biết: "Xã đã phân công các thành viên Ban chỉđạo tổ chức nắm chắc tổng đàn, theo dõi diễn biến gà vịt ốm không rõ nguyên nhân. Số gia cầm bị chết sẽ tiến hành kiểm kê lập biên bản tiêu hủy theo quy định".
UBND huyện Quỳnh Lưu chỉđạo xã Quỳnh Giang tập trung công tác chống dịch cúm gia cầm. Những xã lân cận, tiến hành rắc vôi bột và phun hóa chất để hạn chế mầm bệnh phát tán, lây lan. Công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã được đẩy mạnh để nâng cao ý thức của các hộ chăn nuôi, không đem gia cầm bịốm, chết đi tiêu thụ.
Lê Nhung
- Ở xóm Tân Lai - xã Phú Thành (huyện Yên Thành), dịch cúm gia cầm đã tái bùng phát trên đàn vịt của hai gia đình ông Võ Duy Việt và ông Lưu Xuân Ngụ, tuy đã được tiêm phòng vắc xin ởđầu vụđông - 2011, với gần 1.300 con vịt của 2 hộ dân nói trên bị tiêu hủy. Được sự hỗ trợ của cấp trên, xã Phú Thành đã mua về hơn 2 tấn vôi bột và hóa chất, cấp đều cho 15 xóm để bà con kịp thời vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng theo định kỳ 3 ngày một lần trên địa bàn toàn xã, đặc biệt chú trọng ở những nơi chăn nuôi tập trung, các xóm trọng điểm. Song song với công tác khống chế, bao vây dập dịch, xã đã lập 2 điểm chốt trên đầu mối giao thông, huy động lực lượng túc trực 24/24 giờ trong ngày, tuyệt đối không để người dân đưa gia cầm, thủy cầm từ vùng có dịch ra ngoài tiêu thụ.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về triệu chứng, dấu hiệu của dịch cúm gia cầm trên đàn vật nuôi, khuyến cáo cho người dân hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nghiêm túc thực hiện 5 không (không dấu dịch, không bán chạy gia cầm bị bệnh, không mua gia cầm bệnh, không vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc và gia cầm bị bệnh, không vứt xác gia cầm bừa bãi). Nhờ vậy mà dịch bệnh đã được khống chế kịp thời, không để bùng phát lây lan ra diện rộng, hiện nay trên 30 nghìn con gia cầm của xã vẫn được bảo vệ an toàn, không có dấu hiệu phát sinh ổ dịch mới.
Theo thống kê, vào thời điểm này trên địa bàn Yên Thành có trên 1,8 triệu con gia cầm và thuỷ cầm, trong đó đàn vịt gốc trên 500 nghìn con, để bảo vệ an toàn cho tổng đàn hiện có, huyện Yên Thành đã khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đối phó với dịch bệnh; tăng cường thêm lượng hóa chất, vôi bột, vắc xin tiêm phòng bổ sung trên đàn vịt đề phòng các loại bệnh: newcatxon, tụ huyết trùng, dịch tả, nhằm khống chế, phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tếđối với người chăn nuôi, đặc biệt là đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân.
Thái Dương