Tàu sân bay USS Carl Vison vừa đến Việt Nam có gì đặc biệt?

Thái Bình 06/03/2018 06:16

Tàu sân bay USS Carl Vison vừa đến Đà Nẵng trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3. Cùng khám phá những điểm đặc biệt của tàu sân bay Mỹ.

1. Tàu sân bay USS Carl Vinson mạnh đến cỡ nào?

Tàu sân bay USS Carl Vinson

Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) là tàu sân bay thứ 3 thuộc lớp Nitmitz, được đặt hàng vào tháng 4/1974, hoàn thành vào tháng 3/1980 và chính thức vào biên chế tháng 3/1982.

Tàu sân bay USS Carl Vinson có độ choán nước 101.300 tấn với chiều dài 333 m, được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W cung cấp năng lượng vận hành 4 tua-bin, với tổng công suất là 194 megawatt.

Tốc độ di chuyển tối đa của tàu là trên 30 hải lý, tương đươc 56 km/h với tầm hoạt động không giới hạn và USS Carl Vinson có thể hoạt động liên tục từ 20 đến 25 năm.

Tàu sân bay USS Carl Vinson có hệ thống vũ khí được trang bị hiện đại, phi đội máy bay gồm 130 chiếc tiêm kích F/A-18 Hornet hoặc từ 80-95 chiến cơ các loại, thông thường có 64 chiến cơ được bố trí trên tàu. Ngoài ra, tàu sân bay USS Carl Vinson có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân cho biên đội máy bay của mình.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được trang bị hệ thống phòng thủ, nhưng chỉ là hệ thống phòng thủ tầm ngắn và đóng vai trò lớp phòng thủ cuối cùng chống lại tên lửa và chiến cơ của đối phương.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Mk 57 Mod 3 Sea Sparrow, 2 tổ hợp tên lửa phòng không RIM-116 Rolling Airframe Missile và 3 tổ hợp pháo 20 mm Phalanx CIWS. Ngoài ra, trên tàu có các tổ hợp tác chiến điện tử AN/SLQ-32A(V)4 và mồi bẫy thủy lôi SLQ-25A Nixie.

Ngoài ra, trên tàu sân bay USS Carl Vinson còn có hàng loạt hệ thống radar khác nhau, bao gồm radar tìm kiếm không trung AN/SPS-48E 3-D và AN/SPS-49(V)5 2-D, radar chỉ thị mục tiêu AN/SPQ-9B, radar điều khiển không lưu AN/SPN-46 và AN/SPN-43C air traffic control radar, radar hỗ trợ hạ cánh AN/SPN-41 landing aid radars, 4 hệ thống dẫn đường Mk 91 NSSM, 4 radar Mk 95.

2. Tuổi thọ tàu sân bay USS Carl Vinson

 Được hạ thủy từ cách đây gần 40 năm, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ giờ đây đã đã đến tuổi xế chiều và sắp phải cho về hưu sau khi lõi phản ứng hạt nhân của nó bị phân rã hết.
Được hạ thủy từ cách đây gần 40 năm, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ giờ đây đã đã đến tuổi xế chiều và sắp phải cho về hưu sau khi lõi phản ứng hạt nhân của nó bị phân rã hết.

Được đặt hàng từ ngày 5/4/1974, tàu sân bay USS Carl Vinson hạ thủy sau đó chỉ 6 năm. Tới nay, con tàu hiện đại bậc nhất thế giới này đã gần bước qua tuổi 40.

USS Carl Vinson là một trong những tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, có lẽ không phải ai cũng biết rằng tuổi thọ của con tàu này không còn lâu nữa. Theo đó, trái tim của USS Carl Vinson là hai lõi phản ứng hạt nhân A4W có tuổi thọ khoảng hơn 20 năm. Cụ thể, sau khi hoạt động được khoảng hơn 20 năm, tới năm 2005 tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson đã phải trải qua quá trình đại tu, bảo dưỡng toàn bộ trong đó quan trọng nhất là tái nạp lại hai lõi phản ứng hạt nhân.

Quá trình này kéo dài từ năm 2005 tới tận năm 2009 mới kết thúc. Như vậy có thể thấy các lõi phản ứng hạt nhân A4W của Hải quân Mỹ sẽ có tuổi thọ khoảng hơn 20 năm trước khi được tái nạp. Từ năm 2009 tới nay đã gần 10 năm, kể cả công nghệ hạt nhân có phát triển tới đâu đi chăng nữa thì chắc chắn một điều, các lõi phản ứng hạt nhân A4W trên tàu sân bay USS Carl Vinson cũng sẽ phân rã hết trong khoảng 15 năm tới.

Như vậy, có thể khẳng định một điều, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ sẽ bị cho nghỉ hưu trước năm 2030 tới đây vì đã quá hạn 50 năm kể từ ngày hạ thủy.

3. Bếp ăn phục vụ thủy thủ trên tàu sân bay Carl Vinson

Bếp ăn phục vụ 5.000 thủy thủ trên tàu sân bay Carl Vinson
Bếp ăn phục vụ 5.000 thủy thủ trên tàu sân bay Carl Vinson

Trên tàu sân bay Carl Vison có 140 đầu bếp hàng ngày miệt mài nấu nướng và phục vụ cho 5.000 quân nhân. Không chỉ giải bài toán số lượng khẩu phần ăn, các đầu bếp cùng đội ngũ nhân viên phục vụ còn phải đáp ứng chất lượng và đảm bảo sự phong phú của thực đơn. Công việc này càng trở nên khó khăn hơn mỗi khi tàu sân bay Carl Vison lênh đênh trên biển nhiều tuần liền.

Bên trong USS Carl Vison, có 7 nhà ăn từ những khu vực dành riêng cho sĩ quan chỉ huy cho đến hai căng-tin lớn cho các thủy thủ. Các phòng ăn được trang bị đầy đủ thiết bị, từ máy rót bia tươi cho đến máy pha cafe loại tốt nhất.

Thực đơn hàng ngày thay đổi liên tục với phong phú các món ăn như bánh mì hamburger kẹp thịt, sandwich nướng với phô-mai. Ngoài ra, còn những quầy bar luôn có sẵn đồ ăn vặt, salad, bánh mì và xúc xích. Mỗi ngày, 5.000 thủy thủ và quân nhân ăn 4 bữa: bữa sáng, trưa, tối và bữa đêm muộn.

Kho chứa thực phẩm đông lạnh trên tàu có khối lượng tương đương 120 xe tải với các nguyên liệu cao cấp như tôm hùm, thịt bò dành cho các bữa tiệc đặc biệt.

4. Các thủy thủ Mỹ sống thế nào trên tàu sân bay USS Carl Vinson?

Phi công Hải quân Jaquala Moore bắn súng từ boong máy bay của tàu sân bay USS Carl Vinson trong thời gian chờ tiếp liệu.
Phi công Hải quân Jaquala Moore bắn súng từ boong máy bay của tàu sân bay USS Carl Vinson trong thời gian chờ tiếp liệu.

Tàu sân bay USS Carl Vinson trị giá 3,8 tỷ USD, là nơi sinh sống của 5.000 người, bao gồm thủy thủ và phi công và các quân nhân hỗ trợ. USS Carl Vinson có chiều dài hơn 3 sân bóng đá và nặng 95 nghìn tấn.

Trên tàu sân bay mỗi thủy thủ có màu áo khác nhau, sẽ thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Họ có bảng gồm 7 mã màu quy định rõ công việc của từng cá nhân. Các thủy thủy mặc áo màu đỏ thường phụ trách di chuyển, lắp ráp hệ thống vũ khí máy bay. Những người này đôi khi phải vác những khí tài nặng hơn 200 kg trên vai.

Những thủy thủ mặc áo màu xanh lá cây nhận nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm nhất trên boong khi họ đóng vai trò phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng, móc cáp...

Phục vụ ăn uống cho 5000 người là công việc vất vả. Đầu bếp trên tàu phải chuẩn bị 4 bữa ăn mỗi ngày, vì hàng không mẫu hạm vận hành 24/24h. 5000 người làm việc trên tàu phải xếp hàng chờ tới lượt lấy thực phẩm. Đầu tiên các thủy thủ cần quan sát bảng thực đơn, chọn món trước khi lấy khay và đĩa để lấy đồ ăn. Đội đầu bếp làm việc trên tàu gồm 140 người. họ phải nấu mỗi ngày từ 16.000 - 18.000 suất ăn.

4. Máy bay vận tải “Ngựa thồ” trên tàu sân bay USS Carl Vinson

C-2A Greyhound có chiều dài 17,3m, sải cánh 24,6m, cao 4,85m.
C-2A Greyhound có chiều dài 17,3m, sải cánh 24,6m, cao 4,85m.

Máy bay vận tải C-2A Greyhound có nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm và binh sĩ, hỗ trợ hậu cần cho tàu sân bay USS Carl Vinson trong các sứ mệnh trên đại dương. Máy bay vận tải C-2A Greyhound được trang bị 2 động cơ Allison T56-A-425. Máy bay này có thể vận chuyển nhu yếu phẩm từ đất liền cho tàu sân bay trong vài giờ đồng hồ.

Ngoài vận chuyển nhu yếu phẩm, C-2A Greyhound cũng có thể dùng để vận chuyển binh sĩ hay thực hiện sứ mệnh sơ tán khi cần thiết. C-2A Greyhound có chiều dài 17,3m, sải cánh 24,6m, cao 4,85m. Trọng tải rỗng là 15 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 25 tấn. Vận tốc cực đại của C-2A Greyhound khoảng 635km/h.

Thang hàng của C-2A Greyhound có thể mở từ trên không cho phép chuyển các nhu yếu phẩm và binh sĩ ngay từ trên không xuống tàu sân bay hay mặt đất. Trong khoảng thời gian triển khai phổ biến 6 tháng của tàu sân bay, hai máy bay vận tải C-2A sẽ thực hiện khoảng 1.000 giờ bay, vận chuyển khoảng 5.000 lượt người và khoảng 400 tấn hàng hóa.

5. Mục đích Mỹ điều tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Việt Nam?

Các thủy thủ đầu tiên rời tàu sân bay lên tàu của Việt Nam để vào đất liền
Các thủy thủ đầu tiên rời tàu sân bay lên tàu của Việt Nam để vào đất liền

Giới phân tích nhận định, việc Mỹ điều tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Việt Nam không chỉ nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa Washington và Hà Nội mà còn muốn gửi thông điệp ngầm đến các nước.

Theo CNN, Mỹ coi chuyến thăm kéo dài 4 ngày của tàu sân bay USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn gồm 5.000 người tới Việt Nam là một cơ hội lịch sử để tăng cường tình hữu nghị đang phát triển tốt đẹp Việt Nam và Mỹ.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc Washington điều tàu sân bay Carl Vinson tới Việt Nam còn mang nhiều hàm ý khác.

Từ lâu, Mỹ đã hiện diện hải quân mạnh mẽ ở Đông Nam Á. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama, Washington liên tục tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải”, đưa máy bay đến gần các hòn đảo trên Biển Đông

Theo CNN, quan hệ về quân sự giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng được tăng cường kể từ năm 2016, sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Mỹ cho Việt Nam vốn tồn tại trong suốt hàng chục năm qua.

Dưới thời Tổng thống Trump, hợp tác quân sự của Washington và Hà Nội tiếp tục được đẩy mạnh. Mặc dù rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Trump vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Mới nhất
x
Tàu sân bay USS Carl Vison vừa đến Việt Nam có gì đặc biệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO