Thăm Thành Nhà Hồ- Nhớ một thời thành Vạn An

20/02/2012 10:46

(Baonghean.vn) - Cho đến ngày nay, trải qua hơn 600 năm, nhân dân quanh vùng Tây Đô, thuộc huyện Vĩnh Lộc,tỉnh Thanh Hóa vẫn còn truyền miệng bàn luận về nhà Hồ (Hồ Quý Ly) xây thành đắp lũy kiên cố, phu phen tạp dịch nặng nề làm mất lòng dân, là một trong những nguyên nhân để xã tắc sơn hà rơi vào tay giặc.

(Baonghean.vn) - Cho đến ngày nay, trải qua hơn 600 năm, nhân dân quanh vùng Tây Đô, thuộc huyện Vĩnh Lộc,tỉnh Thanh Hóa vẫn còn truyền miệng bàn luận về nhà Hồ (Hồ Quý Ly) xây thành đắp lũy kiên cố, phu phen tạp dịch nặng nề làm mất lòng dân, là một trong những nguyên nhân để xã tắc sơn hà rơi vào tay giặc.

Trái lại, thành Vạn An ở Nam Đàn (Nghệ An), do Mai Thúc Loan tổ chức xây dựng, lại được nhân dân ca ngợi, coi đó là là biểu tượng của toàn dân đánh giặc, một “duyên cớ” để nhân dân nhớ về người tự hào xưng đế đầu tiên của các triều đại phong kiến nước ta, cách đây tròn 1290 năm.

Tác giả thăm thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ được xây dựng từ năm 1397, khi vua Trần Thuận Tông giao nhiệm vụ cho Hồ Quý Ly vào động An Tôn (thuộc địa bàn 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, ngày nay) để xây thành đắp lũy, dựng cung điện, lập miếu thờ. Khi lên ngôi vua (năm 1400), Hồ Quý Ly đặt Quốc hiệu nước ta là Đại Ngu, tiếp tục định đô tại thành này. Thành có hình chữ nhật, chiều rộng 870,5m chiều dài 883 m. Bốn cửa thành bằng đá ghép vòm và xung quanh cũng ghép bằng đá, gạch rất vững chắc. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly chống cự không nổi phải về Thanh Hóa, rồi bị bắt giải đi Trung Quốc; Nhà Hồ trị vì được 7 năm .

Thành Vạn An, được xây dựng nên bởi Mai Thúc Loan khởi nghĩa chống quân xâm lược Nhà Đường năm 722-7726. Khác với Hồ Quý Ly xuất thân “danh gia vọng tộc” rường cột trong triều đình, Mai Thúc Loan là con mồ côi cha, ở với mẹ, sinh ra và lớn lên ở vùng núi Ngọc Trừng (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Sự nghiệp được nhen nhóm từ cuộc khởi nghĩa mà Mai Thúc Loan cùng đoàn dân phu gánh vải sang cống nạp cho triều Đường. Sau cuộc khởi nghĩa, nhân dân tôn ông là Mai Hắc Đế. Ông cùng Nghĩa Quân và nhân dân quanh vùng đã xây thành Vạn An để làm căn cứ chống giặc lâu dài. Thành này dài hơn 1000 m, nối căn cứ Vệ Sơn nơi dựng cờ đầu tiên với Rú Đụn, dọc theo bờ sông Lam. Sự nhất trí quân dân thể hiện trong câu hát ru trong dân gian dến nay vẫn còn lưu lại:

Con ơi con nhủ cho lành
Để ông Mai Đế xây thành Vạn An.

Khi có căn cứ địa vững chắc, binh hùng tướng mạnh, Mai Thúc Loan đã kéo 30 vạn quân (trong đó có liên quân ngoại bang: Lâm Ấp, Chân Lạp 20 vạn) đã tiến vào giải phóng thành Tống Bình (Hà Nội). Đô hộ phủ nhà Đường (Quang Sở Khách) buộc phải bỏ chạy, Mại Thúc Loan xưng đế đặt tên nước là Vạn An, mọi chế độ nhà Đường đặt ra trước đây đều được bãi bỏ.

Nhà Đường căm giận, cho Dương Tự Húc thống lĩnh 10 vạn binh mã tinh nhuệ sang đàn áp. Quân của Mai Thúc Loan lúc đó chỉ có chỉ 10 vạn (liên quân đã về nước) vũ khí thô sơ, nên không giữ nổi thành Tống Bình, phải lui về thành Vạn An để cầm cự tính kế lâu dài. Tại đó nghĩa quân cùng nhân dân quanh vùng đã chiến đấu ngoan cường “máu chảy thành sông, xương chất thành gò”. Sau ba đợt tấn công, quân Đường chịu tổn thất lớn nhưng cuối cùng đã tràn qua được thành Vạn An. Vua Mai bị thương buộc phải rút về căn cứ vòng trong rồi mất. Phòng tuyến thành Vạn An thất thủ nhưng người con trai của Mai Thúc Loan (Mai Thúc Huy) vẫn chiến đấu kiên cường quanh Thành, khiến giặc mất ăn mất ngủ. Mãi cho đến năm 726, quân Đường mới bình định xong tàn quân khởi nghĩa quanh vùng thành này.

Đền thờ Mai Hắc Đế trong thành Vạn An

Thành Vạn An sau gần 1300 năm không còn vết tích đồ sộ như thành nhà Hồ nhưng dấu vết vẫn còn. Mỗi lần qua Nam Đàn hay tham quan thành nhà Hồ người ta vẫn thường thầm nhắc: Đã từng có một thời thành Vạn An. Cuộc đời và sự nghiệp Mai Hắc Đế còn sống mãi thì tên thành Vạn An vẫn được lưu truyền mãi trong dân gian mà trước hết là sự đồng lòng của vua tôi cùng xây thành đánh giặc. Bốn câu trong bài thơ thất ngôn bát cú vẫn còn vang vọng:

Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công…


Hoàng Chỉnh

Mới nhất
x
Thăm Thành Nhà Hồ- Nhớ một thời thành Vạn An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO