Tháng Năm lên Khu di tích Đá Chông (K9)
(Baonghean.vn) - Trong những ngày tháng Năm này khi cả nước đang rộn ràng chuẩn bị Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2012), chúng tôi đã có dịp lên Khu Di tích Đá Chông (K9 - Ba Vì, Hà Nội), nơi bảo quản thi hài Bác từ 1969 đến 1975.
Khu Di tích Đá Chông có diện tích 234 ha nằm trọng trên quả đồi lớn gọi là núi Rồng trong dãy núi Tản Viên, giáp ranh địa giới hành chính của 3 xã: Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội. Khu Di tích được bao bọc bởi rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn, dưới chân là sông Đà uốn lượn quanh. Trên đồi có những tảng đá đứng lô nhô, sắc nhọn như mũi chông lớn nên gọi là Đá Chông.
Năm 1957, trong một lần Bác Hồ cùng các đồng chí trong Quân uỷ Trung ương đi kiểm tra diễn tập, khi dừng chân tại địa điểm này, Bác thấy phong cảnh ở đây sơn thuỷ hữu tình, khí hậu mát mẻ nên Bác mới quyết định chọn vị trí này là “Khu căn cứ địa” để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài.
Bàn đá nơi Bác ngồi ăn cơm trưa
Hầm trú ẩn xây dựng bên cạnh nhà sàn
Thực hiện kế hoạch, năm 1960 ngôi nhà sàn giữa rừng do chính Bác chỉnh sửa thiết kế đã được xây dựng để làm nơi làm việc, nghỉ ngơi của Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã được xây xong. Ngôi nhà sàn hướng chính
Theo lời kể của đồng chí hướng dẫn thì đây là sáng kiến của Bác khi đường rải sỏi sẽ giúp nhận biết có người đi trên đó, đề phòng thú dữ, kẻ gian đột nhập và có thể luyện tập, bấm huyệt, mát sa gan bàn chân mỗi khi đi bộ. Mỗi lần lên căn cứ, Bác Hồ đều thả dép đi bộ, leo núi để rèn luyện sức khoẻ. Trước mặt chính diện nhà sàn là hòn non bộ được bao bọc bởi bể chứa. Khi bắt đầu xây dựng nhà sàn, Bác căn dặn cán bộ thi công không được đào hòn đá phía trước bởi đó như tấm bình phong tạo khí vượng, sinh thuỷ cho ngôi nhà và Bác cũng nói rằng phải “mặc áo” cho đá bằng xây bể chứa nước bao bọc chu vi tương ứng với chiều cao của hòn đá, nếu xây nhỏ như ta mặc quần áo chật vậy. Trên tầng 2 của nhà sàn là phòng nghỉ của Bác, phòng nghỉ của khách và phòng họp của Bộ Chính trị. Riêng phòng nghỉ của Bác chỉ bố trí chiếc giường, bàn làm việc, tủ và chiếc radio. Cũng theo lời kể của hướng dẫn viên Trung tá Lô Thị Uyên thì toàn bộ đồ vật tốt Bác đều dành cho phòng khách. Các đồng chí Trung ương muốn gắn bức tranh sơn thuỷ trong căn phòng ngủ nhưng Bác không cho, Bác chỉ ra ngoài cửa sổ, nói rằng: Các chú thấy không, làm gì có bức tranh nào đẹp hơn thế nữa ?…
Gần 9 năm làm việc ở đây (1960 - 1969), Bác đã tiếp 2 người khách nước ngoài, đó là Anh hùng phi công vũ trụ Giéc man Titốp (Liên Xô) và phu nhân của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu. Để ghi dấu ấn tình cảm đối với dân tộc Việt Nam Anh hùng và đặc biệt tình cảm riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi người khách đều trồng 01 cây vàng anh trước nhà sàn. Bây giờ 2 cây vàng anh đã cao to toả bóng xanh tốt quanh năm như dấu ấn tình cảm bền vững của nhân dân Liên Xô - Trung Quốc đối với Việt
3 chiếc xe làm nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác từ Hà Nội lên và ngược lại
Khu bảo quản, gìn giữ thi hài Bác từ 1969-1975
Năm 1969, khi Bác Hồ qua đời, Khu Đá Chông (K9) là nơi bảo quản, giữ gìn thi hài của Bác an toàn trước khi đưa thi hài Bác về Lăng tại Quảng trường Ba Đình năm 1975. Dẫu rằng thời gian Bác làm việc cũng như nghỉ ngơi tại đây không nhiều nhưng nơi đây đã ghi đậm hình ảnh của Bác: Một tính cách hoà đồng với thiên nhiên, yêu cỏ cây và đặc biệt tầm chiến lược về địa lý, quân sự thiên tài bởi trải qua thời gian đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc thì căn cứ địa vẫn là vị trí an toàn không hề bị bom đạn phá hoại.
Hữu Nghĩa