Thanh Chương trên đường xây dựng nông thôn mới
Điển hình từ Thanh Ngọc
Trở lại xã Thanh Ngọc, chúng tôi bất ngờ vì trước mắt là một Thanh Ngọc hoàn toàn khác với một không gian tươi mới và thoáng đãng. Phóng mắt ra những cánh đồng, những trảng mạ, lúa xuân xanh non trên những ô thửa ruộng trồng rộng lớn, không như những ô, những thửa bàn cờ chi chít trước đây nữa. Đường nội đồng và hệ thống thủy lợi được quy hoạch rộng rãi và bài bản hơn. Phó Chủ tịch UBND xã - Nguyễn Công Nông phấn khởi chia sẻ: "Đó là nhờ luồng gió mới từ phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động, trong đó xã chọn việc quy hoạch và chuyển đổi ruộng đất làm trước, bởi đây là việc làm quyết định đến các việc sau này, vừa là những công việc chưa đòi hỏi đến nguồn lực lớn".
Đưa cơ giới vào sản xuất ở Thanh Chương. Ảnh: Nguyễn Phê
Nói như vậy không có nghĩa là dễ dàng, khi đường đi lối lại trong thôn, xóm, trong xã, nhà ở của dân, hệ thống thủy lợi; giao thông nội đồng, nhất là những thửa ruộng đã vốn có hàng chục năm nay trong từng nhà, trở thành "nếp" quen thuộc của người dân..., không phải muốn thay đổi là thay đổi được ngay. Để thực sự có được sựđồng thuận của nhân dân, trước hết phải làm tốt công tác tư tưởng, trong đó làm cho người dân hiểu rõ những hữu ích và hiệu quả lâu dài.
Chính vì vậy, ngay đầu năm 2011, Đảng ủy, UBND xã Thanh Ngọc đã mời cán bộ của huyện Thanh Chương về trực tiếp nói chuyện chuyên đề xây dựng nông thôn mới và công tác chuyển đổi ruộng đất phù hợp với tiêu chí nông thôn mới. Xã cũng tiến hành thành lập ban chuyển đổi ruộng đất cấp xã và tổở cấp xóm nhằm vừa tuyên truyền, vừa lấy ý kiến đóng góp từ phía người dân, phát huy dân chủ trong nhân dân để hoàn thiện kế hoạch trên cơ sở thực tiễn của địa phương.
Đồng thời, áp dụng chính sách ưu tiên cho các gia đình chính sách được chọn và nhận ô, thửa ruộng và đất; tuyên truyền, vận động những hộ dân tự nhận vùng đất cao cưỡng, sâu trũng để phát triển các mô hình kinh tế trang trại; tổ chức bốc thăm nhận đất, ưu tiên nhân dân bốc thăm trước, cán bộ, đảng viên bốc thăm sau, đảm bảo mỗi hộ chỉ có 1 - 2 thửa ruộng và 1 thửa đất màu... Trên cơ sở quy hoạch và chuyển đổi ruộng đất, xã cũng đã huy động sức dân làm giao thông nội đồng và hệ thống kênh mương phù hợp với quy hoạch, trong đó có 24 km đường giao thông đạt chuẩn nông thôn mới.
Khi người dân hiểu và được tham gia ý kiến thì việc chuyển đổi ruộng đất ở Thanh Ngọc được thực hiện rất thuận lợi với 100% diện tích đất ruộng và đất màu được quy hoạch hợp lý hơn. Mục tiêu năm 2012 xã đặt ra là tập trung làm khuôn đường trong thôn, xóm đạt tiêu chí nông thôn mới, trên cơ sởđó từng bước huy động nội lực của nhân dân cứng hóa các con đường; tiếp tục củng cố giao thông nội đồng, kênh mương gắn với bê tông hóa kênh mương; huy động các nguồn lực xây dựng các thiết chế văn hóa, trường học, chợ, trụ sở của xã..., từng bước hoàn thành từng tiêu chí về nông thôn mới.
Và phong trào chung toàn huyện
Không riêng gì xã Thanh Ngọc, trên địa bàn huyện Thanh Chương, việc triển khai xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào chung trong toàn huyện mà theo như Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Đình Hà khẳng định: Đến thời điểm này đã có 100% số xã hoàn thành xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới và có 10/39 xã hoàn thành xong kế hoạch chuyển đổi ruộng đất, biến những ô thửa ruộng, đất nhỏ trước đây thành những ô thửa ruộng, đất lớn, phục vụ sản suất thuận lợi.
Ở nhiều xã như: Thanh Giang, Thanh Ngọc, Thanh Khai, Thanh Thịnh, Thanh Văn, Hạnh Lâm, Thanh Khê, Thanh Lương... đã tiến hành mở rộng và nắn các con đường giao thông nội xã, giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu thẳng hơn; đồng thời tiến hành làm cứng một số tuyến, đoạn đường, kênh mương đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn rất mới và đẹp hơn.
Các xã Thanh Văn, Thanh Thịnh khi mở rộng, rải nhựa đường giao thông đã vận động các hộ dân bịảnh hưởng tự nguyện hiến đất, tháo gỡ các công trình ki - ốt, nhà ở, thậm chí có họ tộc di chuyển cả nhà thờ họ vốn đã có từ lâu đời không đòi hỏi đền bù. Xã Thanh Giang do lấy đất của một số hộđể làm đường giao thông nội đồng, nhưng chưa kịp giao đất sản xuất làm chậm một vụ sản xuất của một số hộ, xã đã vận động nhân dân cùng góp kinh phí để hỗ trợ những hộ này.
Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Chương thời gian qua là chưa nhiều nhưng điều có thể khẳng định là khá rõ nét, bước đầu đã hình thành một cái "khung" về bức tranh nông thôn mới, trong đó có các chi tiết về giao thông nội đồng, kênh mương, giao thông thôn, xóm rộng rãi và thông thoáng.
Riêng trong năm 2012, huyện tổ chức công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới một cách sâu rộng, trên cơ sởđó quản lý và tổ chức triển khai quy hoạch một cách bài bản, có hệ thống, trong đó tập trung đẩy nhanh xây dựng hạ tầng giao thông, bao gồm giao thông nội đồng và giao thông thôn xóm. Tiếp tục chỉđạo việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất ở các xã chưa hoàn thành; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nhân dân. Tổ chức phát động phong trào thi đua "chung sức xây dựng nông thôn mới".
Mai Hoa