Thành phố Vinh gặp khó trong tìm vị trí tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Nếu như tại các huyện nông thôn, việc tiêu huỷ lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi diễn ra khá thuận lợi khi có quỹ đất rộng thì tại thành phố Vinh, việc tiêu huỷ lợn bệnh đảm bảo môi trường, xa khu vực đông dân cư không phải là điều dễ dàng.

Dịch bùng phát mạnh

Trên địa bàn TP.Vinh, chăn nuôi gia súc tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành. Sau hơn 1 năm dịch tả lợn châu Phi được khống chế thì đến tháng 9/2023, dịch bệnh này đã bùng phát trở lại trên địa bàn thành phố, xuất phát từ ổ dịch tại xã Hưng Chính từ đó lây lan sang các nơi khác.

bna_Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh ảnh QA.jpg
Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh: Q.A

Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP.Vinh, chỉ sau 2 tháng xuất hiện ổ dịch đầu tiên, đến ngày 25/11, toàn thành phố đã có 8 địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành bao gồm: Hưng Chính, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Hưng Hoà, Hưng Lộc và phường Đông Vĩnh. Số lượng lợn buộc phải tiêu huỷ là 322 con, tổng trọng lượng trên 21 tấn. Trước tình trạng dịch lây lan nhanh, thành phố Vinh đã ban hành các văn bản chỉ đạo phường xã, người chăn nuôi, hộ kinh doanh siết chặt các biện pháp phòng chống dịch.

bna_Lợn chết trôi trên sông Vinh đoạn qua phường Vinh Tân ngày 24  11 ảnh QA jpg.jpg
Lợn chết trôi trên sông Vinh ngày 24/11. Ảnh: Q.A

Điều đáng nói, không chỉ xuất hiện tình trạng lợn ốm chết tại chuồng trại mà việc người dân vứt xác lợn bừa bãi ra môi trường vẫn xảy ra trên địa bàn thành phố. Trong sáng 24/11, người dân phường Vinh Tân đã phát hiện xác lợn nặng gần 1 tạ, đang trong quá trình phân huỷ nổi lềnh bềnh trên sông Vinh theo hướng từ Hưng Chính, Cửa Nam về Vinh Tân. Chính quyền địa phương đã huy động lực lượng để vớt lên và tiêu huỷ theo quy định.

Mặc dù tổng đàn lợn không nhiều so với các địa phương khác, tuy nhiên, khả năng lây lan dịch bệnh trên địa bàn thành phố lại ở mức cao. Nguyên nhân do chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong dân cư, không khoanh vùng tại một điểm tập trung để kiểm soát dịch bệnh. Các hộ dân thường có thói quen sử dụng thức ăn dư thừa từ quán ăn, nhà hàng, chưa qua nấu chín về cho lợn ăn trực tiếp; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế.

bna_người chăn nuôi  tăng cường rắc vôi bột tại trang trại phòng dịch _ảnh Quang An.jpg
Rắc vôi xung quanh chuồng trại là một trong những biện pháp phòng dịch. Ảnh: Q.A

Ngoài ra, thành phố Vinh là địa phương có lượng tiêu thụ thịt lớn mỗi ngày, do đó, việc vận chuyển, kinh doanh thịt lợn rất sôi động trên nhiều khu chợ, tuyến đường, cửa hàng… nếu không kiểm soát chặt chẽ thì mầm bệnh có thể bùng phát tại nhiều địa phương.

Khó tìm được điểm tiêu huỷ lợn

Theo quy định, khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra bắt buộc phải tiêu huỷ đàn lợn nhiễm bệnh. Mặc dù vậy, với đặc thù đất chật người đông, nhà cửa san sát thì việc tìm được địa điểm khả thi trên địa bàn thành phố để tiêu huỷ lợn bệnh không phải là điều dễ dàng.

bna_chôn 1.jpg
Xã Hưng Lộc tiêu huỷ lợn bệnh trong ngày 24/11. Ảnh: Q.A

Xã Nghi Ân là địa phương có diễn biến dịch phức tạp nhất trên địa bàn thành phố Vinh. Đến nay, toàn xã đã tiêu huỷ 139 con lợn bệnh, trọng lượng gần 9 tấn, chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng lợn dịch toàn thành phố. Trong những ngày qua, việc tìm được vị trí tiêu huỷ lợn rất khó khăn.

Ông Chu Văn Mai – Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho biết: Trên địa bàn có tổng đàn khoảng 1.000 con, từ thời điểm dịch tả lợn châu Phi xảy ra, số lượng lợn nhiễm bệnh tăng lên. Đối với các hộ chỉ chết 1 – 2 con nhỏ lẻ, có đất vườn trống thì chúng tôi chỉ đạo chôn lấp tại chỗ, đào sâu và phun thuốc, vôi bột diệt mầm bệnh. Nhưng đối với những đàn lớn, buộc phải chôn xa khu dân cư thì địa phương phải huy động máy móc, tìm kiếm địa điểm hợp lý để tiêu huỷ. May mắn là có một số cồn, bãi nằm cách nhà dân từ 1 – 2 km nên đã được lựa chọn để chôn lợn. Nếu thời gian tới, dịch tiếp tục lây lan, số lợn chết tăng thì việc xác định địa điểm tiêu hủy lợn chắc chắn sẽ gặp khó...

bna_Lợn chết số lượng lớn do dịch tả lợn phải được chôn xa khu dân cư ảnh QA.jpg
Lợn chết số lượng lớn do dịch tả lợn châu Phi phải chôn lấp xa khu dân cư. Ảnh: Q.A

Trong ngày 24/11, trên địa bàn xã Hưng Lộc cũng xảy ra tình trạng lợn chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi với tổng số 4 con, trọng lượng khoảng 200kg . Chính quyền địa phương đã thực hiện tiêu huỷ lợn tại khu vực nghĩa trang, gần với tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông. Nhiều người dân sau khi biết thông tin đã phản đối vì cho rằng địa điểm này gần với khu vực dân cư, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh.

Trao đổi với P.V, chính quyền xã Hưng Lộc xác nhận đã huy động máy móc và lực lượng để tiêu huỷ lợn tại khu vực nêu trên vào sáng 24/11. Theo lý giải của xã Hưng Lộc thì do hiện nay quỹ đất eo hẹp, không có vị trí chôn, nên phải chôn ở khu vực gần nghĩa trang, cách xa dân. Ngoài ra trong lúc chôn cũng đã đào hố sâu để đảm bảo môi trường sau này.

Sau khi người dân phản ánh, địa phương đã tiến hành kiểm tra lại vị trí chôn cũng như sẽ tăng cường thêm các biện pháp phòng dịch như bổ sung vôi, hoá chất, đảm bảo không để dịch không lây lan, không bốc mùi khi xác lợn phân huỷ. Đồng thời sẽ tìm kiếm vị trí tiêu huỷ lợn khả thi nếu tiếp tục xảy ra tình trạng lợn chết trong thời gian tới.

Trong đợt bùng dịch cao điểm trước đây, khi dịch xuất hiện trên địa bàn phường Hưng Bình – nằm ở trung tâm thành phố, do không có đất để tiêu huỷ lợn, phường Hưng Bình phải liên hệ với xã Nghi Liên để xin “chôn lấp nhờ” lợn bệnh, việc chôn gia súc ở khu vực nội thành hiện nay là điều không thể.

bna_Tiêu huỷ lợn phải đảm bảo các quy trình phòng dịch ảnh QA.jpg
Tiêu huỷ lợn phải đảm bảo các quy trình phòng dịch. Ảnh: Q.A

Đại diện Phòng Kinh tế, UBND thành phố Vinh cho biết, dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thêm vào đó, mưa kéo dài nên mầm bệnh dễ lây lan, phát tán rộng, UBND thành phố Vinh đã có công văn chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, nghiêm cấm tiêu thụ lợn nhiễm bệnh, tiêu huỷ lợn bệnh phải đảm bảo các quy trình phòng dịch, đảm bảo môi trường cũng như hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch./.


tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.