Thành phố Vinh: Thiếu mô hình cụm công nghiệp sạch

(Baonghean) - Với 5 cụm công nghiệp (CCN) là Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông và Nghi Kim, TP. Vinh là một trong những đơn vị dẫn đầu về phát triển CCN ở tỉnh ta. Bên cạnh những lợi ích thiết thực của mô hình này mang lại như tạo việc làm cho người lao động, nâng cao giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước… thì trong quá trình hoạt động, các CCN đã bộc lộ nhiều bất cập như: Cơ chế, chính sách và công tác quy hoạch, đầu tư chưa phù hợp; Hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ; Dây chuyền, công nghệ sản xuất ở một số doanh nghiệp còn lạc hậu…

Ông Nguyễn Văn Thảo - Giám đốc Công ty CP phân bón Việt Mỹ ở KCN nhỏ Nghi Phú phàn nàn: “Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp (CCN) của TP Vinh, các doanh nghiệp được thuê đất ổn định 5 năm, sau 5 năm giá đất được điều chỉnh theo chính sách ưu đãi và mức điều chỉnh không vượt quá 15% so với giá điều chỉnh trước đó. Đến nay, một số doanh nghiệp trong CCN Nghi Phú đã hết thời hạn 5 năm ổn định lần thứ nhất, nhưng các ngành liên quan đã ban hành giá mới tăng quá cao so với giá cũ, như: Công ty CP phân bón Việt Mỹ là hơn 500% (từ hơn 20 triệu đồng lên đến hơn 100 triệu đồng/năm). Hay tại Công ty CPTM Thành Trung mức tăng so với giá cũ là hơn 1.226%, Công ty CPTM Ngọc Thạch tăng 653%, Công ty CPSXTM Long Bình tăng 625%, DNTN Tùng Duy mức tăng 642%... Trong điều kiện khó khăn chung như hiện nay, thì việc tăng giá thuê đất tăng quá cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp”. Được biết, Hội DN CCN Nghi Phú đã nhiều lần gửi văn bản tới các cấp, ngành chức năng xem xét giá thuê đất tại CCN Nghi Phú, nhưng vẫn chưa được giải quyết. CCN Nghi Phú có diện tích rộng 10,5 ha và hiện có 18 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Một vấn đề rất khó giải quyết tại một số CNN trên địa bàn TP. Vinh là khu vực dân cư sát ngay CNN đã gây ra rất nhiều phiền phức cho cả người dân và doanh nghiệp. Anh Trường Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Thiện Mỹ tại CCN Hưng Lộc kể lại: “Năm 2009, doanh nghiệp mới đầu tư xây dựng nhà xưởng vào CCN Hưng Lộc và ban đầu là chế biến bột đá trắng để sản xuất các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, nhưng khi tìm hiểu kỹ thực trạng ở nơi đây, mới biết trước đó có một số nhà máy cũng đầu tư nghiền bột đá phải “liêu xiêu” vì người dân thường kiện cáo về vấn đề tiếng ồn, nước thải. Vậy là chúng tôi phải chuyển đổi dự án đầu tư sang ngành nghề khác, đó là xây dựng nhà xưởng làm kho kinh doanh hàng trang trí nội, ngoại thất, ngói lợp cao cấp… Đã vậy, khi đầu tư hơn 15 tỷ đồng vào đây mà doanh nghiệp vẫn nơm nớp lo, vì cho đến nay vẫn chưa có hợp đồng thuê đất và chính vì vậy chúng tôi không được ngân hàng cho vay vốn thực hiện dự án xây dựng xưởng cán thép định hình, làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp”. Để tránh hiện tượng người dân phản ứng và gây khó dễ cho doanh nghiệp, Công ty TNHH Thiện Mỹ đã chấp nhận chuyển đổi mục đích sản xuất và trong kế hoạch đầu tư mở rộng nhà xưởng, doanh nghiệp cũng tính đến chuyện nhập phôi thép về cán để không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
Chế biến lâm sản ở CCN Hưng Lộc.
Chế biến lâm sản ở CCN Hưng Lộc.
CCN Hưng Lộc có diện tích gần 8,9 ha và giai đoạn 1 của dự án xây dựng trên là 5,5 ha. Tại đây, có 10 doanh nghiệp vào xây dựng nhà máy và hiện có 9 đơn vị đi vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản, bao bì, nhựa, chế biến bột đá, giấy các loại. Thời gian qua, do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, cũng như khó khăn về nguyên liệu sản xuất, cộng với sự phản ứng quyết liệt của người dân ở sát CCN Hưng Lộc, nên doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến bột đá đã phải tạm dãn, dừng sản xuất. Công ty TNHH Vinh An thuê hơn 4.168 m2 đất để đầu tư hơn 16,9 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến bột đá và từ năm 2012 trở về trước, có thời điểm giá trị sản xuất đạt gần 8,2 tỷ đồng (năm 2012), giải quyết việc làm cho 35 lao động, nhưng từ năm 2013 đến nay doanh nghiệp sản xuất cầm chừng. Hiện một số doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực chế biến lâm sản, sản xuất ván ép, giấy vệ sinh hoạt động hiệu quả, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Tiến Nam ở xóm Mỹ Hạ - Hưng Lộc phản ánh: “Người dân sinh sống quanh khu vực này rất khó chịu với mùi hôi xả ra từ các lò sấy của các nhà máy chế biến gỗ, rồi rác thải, nước thải trong CCN này. Việc ô nhiễm môi trường từ CCN Hưng Lộc chưa được giải quyết triệt để, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân”. Mặc dù CCN Hưng Lộc có tính chất sạch, nhưng một số doanh nghiệp sản xuất giấy, chế biến lâm sản và chế biến bột đá trong quá trình sản xuất đã thải ra môi trường rác thải, nước thải, tiếng ồn và mùi hôi thối, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật lại chưa thực sự đồng đều, như công trình xử lý nước thải, rác… mới chỉ dừng ở mức độ xử lý đơn giản, đã vậy hệ thống mương thoát nước thải không được nạo vét thường xuyên, nên một số đoạn bị tắc, rác thải tràn ngập… Để từng bước khắc phục tình trạng trên, hiện nay CCN Hưng Lộc đang tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên tiến độ thực hiện chậm nên vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
Những vấn đề này cũng xẩy ra tại CCN Đông Vĩnh và một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng gặp khó khăn vì sự phản ứng của người dân ở sát CCN. Đúng ra, tại CCN Đông Vĩnh sẽ trồng đồng bộ hệ thống cây xanh để cách ly môi trường giữa CCN và khu vực dân cư, nhưng vì thiếu nguồn vốn đầu tư nên hạng mục này chưa được thực hiện và theo dự kiến nguồn vốn trồng cây xanh năm 2002 (khi thực hiện dự án đầu tư CCN Đông Vĩnh) là 180 triệu đồng, nhưng vào thời điểm này sẽ tiêu tốn hàng tỷ đồng. Cùng với đó, tại CCN Đông Vĩnh cũng cần đầu tư khoảng 2 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo khu xử lý nước thải mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, inox, nhôm kính, chế biến lâm sản, mộc mỹ nghệ, mây tre đan.
Đến nay, 3/5 CCN ở TP. Vinh đã cơ bản lấp đầy diện tích, nhưng trong quá trình hoạt động đã nẩy sinh nhiều vấn đề bất cập mà cho đến nay vẫn chưa giải quyết một cách hợp lý, nên không chỉ gây bức xúc cho các doanh nghiệp, mà còn đối với cả người dân ở vùng lân cận. Và để 2 CCN đang chuẩn bị triển khai (CCN Hưng Đông có diện tích gần 40 ha - chủ đầu tư là Công ty CP Tổng công ty công trình đường sắt Việt Nam xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và CCN Nghi Kim có diện tích hơn 25 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật) không bị rơi vào tình trạng khó khăn như đã nêu trên, thì trước hết các cấp, ngành liên quan cần thống nhất, ổn định cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp vào CCN tại TP. Vinh. Cùng với đó, cần có quy hoạch cụ thể, phù hợp với thực tế, đồng thời tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch, nhất thiết không để xẩy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo, khu vực dân cư ở xen lẫn với CCN. Đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, xử lý nước thải, xử lý rác, bảo vệ môi trường… 
Cho đến nay, TP. Vinh hiện vẫn đang thiếu một mô hình theo đúng nghĩa của CCN sạch, bởi vậy trong thời gian tới TP Vinh cần quan tâm, đầu tư thực hiện bằng được mục tiêu đó để tạo nền móng cho sự phát triển vững chắc cho CCN.
Hoàng Vĩnh

tin mới

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.