Thay đổi cách quản lý rừng
(Baonghean.vn) - Trước thập kỷ 80 thế kỷ trước, việc quản lý rừng- từ trồng mới, bảo vệ, khai thác - đều do các lâm trường quốc doanh. Do vậy, rừng bị tàn phá nhanh chóng vì diện tích rừng rộng, người dân chưa có ý thức làm chủ, lực lượng của lâm trường thì quá mỏng.
Nhà nước ta rút kinh nghiệm đưa ra cách "xã hội hóa" quản lý rừng, giao đất, giao rừng tận chủ hộ. Toàn dân tham gia trồng, chăm sóc rừng bằng các chương trình dự án lớn. Hầu hết các lâm trường chuyển thành các ban quản lý dự án. Cách quản lý mớinày, cùng với chương trình 327 góp phầnđưa độ che phủ rừng lên gần 50%, đất rừng cơ bản đều có chủ.
Thế nhưng, cách quản lý này cũng bộc lộ nhiều hạn chế:là tạo ra tâm lý trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Trung ương giao. Việc sử dụng đồng vốn hiệu quả chưa cao do không kịp thời vụ, do khâu nghiệm thu hoặc nhiều hạn chế khác. Do vậy, nguồn vốn đầu tư hàng năm mới trang trải nhu cầu trồng mới tối thiểu và khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ rừng ở mức thấp. Đó là chưa kể hiện tượng, đây đó còn thất thoát vốn, hiệu quả đồng vốn chưa cao.
Từ nay, Nhà nước chuyển sang cách quản lý mới - đó là quản lý rừng theo các dự ánlâm sinh và xây dựng hạ tầng lâm sinh. Trước đây, cụ thể là Chi cục Quản lý phát triển rừng) nhận tiền từ chương trình, dự án nào đó do Trung ương cấp hàng năm, sẽ đem "phân chia" theo kế hoạch cho các ban quản lý dự án cấp dưới. Các Ban quản lý này cũng căn cứ theo kế hoạch đã duyệt đem chia nhỏ đến hộ... Còn cách quản lý mới thìtrái lại, nếukhông có dự án đúng quy định sẽkhông cónguồn đầu tư về.
Chi cục Quản lý rừng sẽ quản lý trên cơ sở tổng hợp các dự án thành phần được chấp nhận, tiền sẽ rótvề đúng địa chỉ dự án. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu và năng lực vẫn có thể lập dự ánđể sử dụng vốn phát triển rừng của Nhà nước. Doanh nghiệp ai không lập dự án, dự án không được chấp nhận, thì dù ở trong quy hoạch, kế hoạch cũng không được hưởng đầu tư. Tâm lý trông chờ theo "chủ nghĩa bình quân" sẽ được loại trừ.
Ngoài ra, cung cách quản lý rừng mới cũngtạo nguồn vốn phong phú dồi dào hơn. Ngoài vốn ngân sách Nhà nước sẽ thu phí những ngànhkinh tế nhờ rừng mà hưởng lợi như thủy điện, nhà máy nước, du lịch để bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Hoàng Chỉnh