Thay thế vắc xin bại liệt mới từ tháng 6

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Việt Nam sẽ thay thế vắc xin bại liệt uống 3 tuýp bằng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp từ tháng 6.

 Thay the vac xin bai liet moi tu thang 6 hinh anh 1
 

Việt Nam đang sử dụng vắc xin bại liệt 3 tuýp (tuýp 1, 2 và 3 - tOPV), đường uống. Tuy nhiên, trên thế giới có tỷ lệ rất nhỏ trường hợp uống vắc xin vẫn bị bại liệt, do virus vắc xin tái độc lực, chủ yếu là thành phần virus tuýp 2 trong vắc xin tOPV. 

Nguy cơ này rất thấp, dưới một trường hợp trong số 10 triệu liều được sử dụng, nhưng để đảm bảo không còn bất cứ trường hợp bại liệt nào, tiến tới thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu tất cả các nước đưa thành phần vius bại liệt tuýp 2 ra khỏi vắc xin tOPV. 

Thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam sẽ triển khai kế hoạch thay thế vắc xin bại liệt uống 3 tuýp bằng vắc xin bại liệt uống 2 tuýp từ tháng 6, hướng tới mục tiêu không còn bệnh bại liệt.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tiêm chủng cao đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em và phụ nữ Việt Nam; giảm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, hàng năm vẫn còn từ 3 đến 5% số trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ; khoảng 10% trẻ 18 tháng chưa được tiêm nhắc lại các mũi vắc xin sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Còn 5-10% số huyện, chủ yếu là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo kế hoạch. 

Theo các chuyên gia y tế, bệnh bại liệt do một loại virus hoang dại gây nên. Thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần. Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân bịốt nhẹ, đau nhức cơ bắp, tiêu chảy, nôn, liệt tay, chân và cả cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngay cả người lớn nếu chưa có miễn dịch cũng có nguy cơ nhiễm virus bại liệt.

Các chuyên gia cũng cảnh báo nhiễm virus bại liệt không có thuốc điều trị, và để lại hậu quả nặng nề, như liệt hô hấp, tê liệt các cơ. Do đó, để phòng chống bệnh bại liệt, uống vắc xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất.

Theo Zing.vn

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.