(Baonghean.vn) - Tuần vừa qua thế giới đón nhận nhiều tin không vui khi rất nhiều tai nạn thiên tai xảy ra, bên cạnh đó tình hình chính trường thế giới cũng có nhiều căng thẳng. Cùng Báo Nghệ An Điện tử điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua.
1. Nhiều hiện tượng thiên tai, tai nạn đáng tiếc xảy ra
Những tai nạn đáng tiếc cũng như những hiện tượng thiên tai xảy ra nối tiếp nhau chỉ trong vòng một tuần qua khiến cả thế giới không ngừng lo ngại. Đầu tiên là vụ lật tàu ngoài khơi Libya khiến 800 người chết hôm đầu tuần.
|
Giới chức thu thập thi thể sau vụ lật tàu chở người di cư ngoài khơi Libya. Theo những thông tin ban đầu, con tàu này chở những người di cư và bắt đầu trở nên hỗn loạn rồi lật úp khi một con tàu buôn người của Bồ Đào Nha đến gần. Ước tính khoảng 800 người đã thiệt mạng. Nguồn: Telegraph |
|
Những người sống sót được di chuyển tới tàu cứu nạn. Chỉ có 28 người may mắn thoát khỏi cõi chết. Đây được xem là thảm họa di cư tồi tệ nhất từng xảy ra tại Địa Trung Hải. |
Tuy nhiên, sự kiện gây chấn động nhất tuần vừa qua chính là vụ động đất kinh hoàng lên tới 7.9 độ Richter ở Nepal khiến gần 1900 người thiệt mạng. Thảm họa thiên nhiên này diễn ra vào ngày thứ 7 25/4.
|
Vụ động đất diễn ra vào 11h56 giờ địa phương (GMT+5:45) tại Lamjung, Nepal. Nhiều tòa nhà bị sập, gồm tháp cổ Dharhara nổi tiếng Kathmandu. Không những thế, thiệt hại nghiêm trọng nhất chính là mạng người thì lại lên tới con số 1900. Nguồn: Reuters. |
|
Một người đàn ông bị kẹt trong đống đổ nát được giải cứu. Ngay lập tức, công tác cứu hộ đã được triển khai nhanh chóng. Nhưng thảm họa động đất diễn ra quá đột ngột và dữ dội khiến con số thương vong vượt quá tầm kiểm soát. Nguồn: AFP |
|
Tháp cổ Dharahara nay chỉ còn là đống tro tàn. Nguồn AFP |
|
Không chỉ gây thiệt hại nặng nề ở Nepal, động đất còn gây tuyết lở trên đỉnh núi Everest, chôn vùi một phần trại của những người leo núi. Ít nhất 8 người đã thiệt mạng, trong đó có du khách nước ngoài. Trong ảnh là quang cảnh hỗn loạn ở sân bay quốc tế Tribhuvan, Kathmandu. Nguồn: Reuters. |
|
Hàng ngàn người Nepal đã ngủ qua đêm ngoài đường do lo sợ dư chấn. Đây chính là lúc Nepal cần vòng tay cưu mang của cả thế giới để vượt qua thời khắc khó khăn này. Nguồn: Reuters |
2. Căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Nga về vấn đề Ukraine
Cách đây một tuần, Moscow đã có những chỉ trích về phía Washington khi cho rằng Mỹ đang triển khai cho quân đến miền đông Ukraine để đào tạo cũng như hỗ trợ binh lính nước này. Ngay lập tức, Lầu Năm Góc đã bác bỏ cáo buộc này.
|
Nga cho rằng hành động Mỹ đưa quân lính đến miền Đông Ukraine huấn luyện sẽ dần dần dẫn đến việc Mỹ đứng đằng sau cung cấp vũ khí và giật dây cho những xung đột đã có từ trước giữa quân đội Ukraine và phe ly khai. Nguồn: BBC |
Ngay sau khi bác bỏ cáo buộc của Nga, Mỹ đã phản bác lại Nga bằng cách tố Nga lập hệ thống phòng không ngay trong lòng Ukraine, trực tiếp hỗ trợ cho phe ly khai và gián tiếp vi phạm luật ngừng bắn.
|
Mối quan hệ Nga Mỹ vốn dĩ luôn căng thẳng, và lần này vẫn là về Ukraine. Hình ảnh lính Nga nạp đạn cho một giàn tên lửa ở vùng Lugansk. Nguồn: Reuters. |
Cũng một bên khác liên quan đến tình hình Ukraine, mới đây Pháp điều động một lực lượng thiết giáp đặc nhiệm tới Ba Lan tham gia tập trận chung, động thái nhằm trấn an các nước đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ở Đông Âu.
|
Mới đây Pháp đã điều động 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc và hai trung đội, trong đó có 8 phương tiện chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân đến thủ đô Warsaw tham gia tập trận, Nhưng thực chất, đó cũng chỉ là một động thái của NATO tới Nga khiến Nga phải dè chừng. Nguồn: AFP |
3. Trung Quốc và những hành động thái quá trên Biển Đông
Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông từ xưa tới nay không còn lạ gì với thế giới nhưng chỉ có điều những hành động của Trung Quốc ngày một mang tính thái quá.
|
Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông với mục đích quân sự. Nguồn: CCTV |
|
Hình ảnh minh họa đảo nổi của Trung Quốc. Nguồn: Popsci |
|
Xây dựng đảo trái phép, và tiếp theo là hai tàu tuần duyên trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 và chiếm đóng từ đó đến nay. Tháng 10/2014, lực lượng tuần duyên Trung Quốc cũng hoạt động phi pháp trong 5 ngày ở quần đảo Hoàng Sa. |
Nhật Minh (Tổng hợp)