Thế giới tuần qua qua ảnh
(Baonghean.vn) - Cùng Báo Nghệ An điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua trên toàn thế giới
1. Mỹ & Trung Quốc căng thẳng tột độ về vấn đề biển Đông
Những căng thẳng giữa hai nước Mỹ - Trung đã bắt đầu nóng lên từ vài tuần qua, xuất phát từ những hành động mang tính bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, và những hành động này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mới đây Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD- 981 vào hoạt động tại biển Đông, cụ thể là khu vực giếng Lăng Thủy 25-1S-1, cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía đông nam. Cách đây khoảng 1 năm, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong vòng hai tháng rưỡi, gây phản ứng dữ dội từ nhiều bên. Giàn khoan sau đó di chuyển về phía dự án Lăng Thủy, Hải Nam. Nguồn: China News |
Mỹ ngay lập tức có những động thái với Trung Quốc. Đó là cử tàu chiến USS Fort Worth tiến gần các đảo Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa. Mỹ đang cân nhắc đề xuất điều máy bay và tàu hải quân đến trong phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Nguồn: US Pacific Fleet |
Bên cạnh đó, đích thân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Ông cũng cho biết sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc "không còn hoài nghi" về cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông khi ông tới thăm Bắc Kinh vào cuối tuần. |
Không ít quan chức cấp cao ở Mỹ bức xúc với Trung Quốc. Cụ thể, ngay sau bài phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry, một số thượng nghị sĩ đã gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Barack Obama, nhằm có những phản ứng mạnh mẽ hơn với hành động khiêu khích của Trung Quốc ở các vùng biển Đông Á. .Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, (trái), David Shear, Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách châu Á - Thái Bình Dương (giữa), và Bob Corker, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Nguồn: Defense.gov |
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ là tay vừa. Ngay sau khi Mỹ cử tàu chiến USS Fort Worth đến biến Đông, Trung Quốc cũng đã phái tàu khu trục Yancheng Type 054A theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu chiến cận bờ Fort Worth trong suốt tuần qua. Bên cạnh đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cáo buộc Mỹ phối hợp với Phillipines "thổi phồng mối đe doạ" từ nước này trong tranh chấp Biển Đông, ngay trước chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh. Nguồn: fmprc |
Đúng như dự đoán, buổi họp mặt của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị diễn ra đầy căng thẳng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm nay không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào, bất chấp việc ông Kerry hối thúc Bắc Kinh phải có hành động cụ thể để giảm căng thẳng trên Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Nguồn: Reuters |
2. Những chuyển biến mới trong mối quan hệ Nga - NATO
Trong bối cảnh Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên trên Địa Trung Hải với nhiều nội dung phòng vệ, gồm cả bắn đạn thật, trong động thái thể hiện mối quan hệ thắt chặt giữa hai nước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung với khoảng 20 tàu chiến từ 9 quốc gia thành viên tham gia ở ngoài khơi Litva.
Cuộc tập trận, có tên gọi Baltic Fortress 2015 (Pháo đài Baltic 2015) với sự tham gia của khoảng 20 tàu chiến từ 9 quốc gia thành viên NATO, gồm Bỉ, Estonia, Đức, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan và Anh, cùng một đơn vị tàu ngầm, hai phi cơ từ nước chủ nhà. Nguồn: Reuters |
Không chỉ tăng cường tập trân trên biển, NATO còn tăng cường tuần tra và tập trận bộ binh. Cụ thể tuần vừa rồi là khu huấn luyện Tapa, Estonia. Theo ông Stoltenberg, NATO muốn tăng gấp đôi lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu, nâng tổng số binh sĩ lên 30.000 người như trong kế hoạch tuyên bố hồi đầu năm. Thổ Nhĩ Kỳ muốn là một trong những quốc gia chỉ huy lực lượng này. Các đơn vị chỉ huy NATO sẽ được thiết lập tại Latvia, Litva, Estonia, Ba Lan, Bulgaria và Romania.
Các Binh sĩ Estonia tham gia cuộc tập trận Hedgehog (Con nhím) 2015 của NATO tại khu huấn luyện Tapa, Estonia. Nguồn: Reuters |
Các lãnh đạo quân sự NATO cùng một số quan chức châu Âu cấp cao và chính trị gia Mỹ nhiều lần nói việc liên minh tăng cường hiện diện và tập trận quân sự là thông điệp gửi tới Nga. Phương Tây cáo buộc Nga "xâm lược" và "gây bất ổn" trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trước những động thái trên của NATO, Nga cũng ngay lập tức tăng quân đến Crimea, đối phó với việc NATO mở rộng hoạt động ở Đông Âu. "Chúng tôi đương nhiên sẽ gia tăng lực lượng ở Crimea vì Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hoạt động... ngay sát biên giới của chúng tôi", RT dẫn lời Aleksandr Grushko, đại diện của Nga tại NATO. Binh sỹ Nga tập trận tại Crimea hồi giữa tuần qua Nguồn: RT |
3. Cuộc chiến chống IS có nhiều dấu hiệu tích cực
Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm thứ 7 vừa qua đã chiếm tòa nhà chính quyền thành phố Ramadi, phía tây thủ đô Baghdad, sau nhiều tháng đe dọa giành quyền kiểm soát nơi này.
Một trong những vị trí IS đánh bom tại thành phố Ramadi Nguồn: Reuters |
IS từng đe dọa chiếm Ramadi trong nhiều tháng. Chúng giành thắng lợi sau đợt tấn công rộng trên nhiều mặt trận ở Anbar, trong đó có sử dụng đánh bom liều chết bằng xe hơi tại thành phố thủ phủ.
Tuy nhiên, tuần qua IS lại phải đón nhận nhiều tin buồn hơn tin vui. Abdul Rahman Mustafa Mohammed, hay còn được biết đến với cái tên Abu Alaa al-Afri hoặc Abu Alaa là kẻ quyền lực thứ hai thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Bộ Quốc phòng Iraq hôm 13/5 thông báo tên này bị tiêu diệt trong một nhà thờ Hồi giáo khi các chiến đấu cơ của liên quân ngắm bắn cơ sở này.
Abu Alaa al-Afri, nhân vật quyền lực số 2 của IS đã bị tieu diệt. Đây là một tổn thất rất lớn về mặt con người cũng như tinh thần đối với IS |
Abu Sayyaf, lãnh đạo chủ chốt Nhà nước Hồi giáo ở Syria, nhận trách nhiệm phân phối dầu mỏ, khí đốt lậu và quản lý hoạt động tài chính của tổ chức cũng đã bị Mỹ tiêu diệt không lâu sau khi IS chiếm được thành phố Ramadi. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh cho đội lính tinh nhuệ bậc nhất nước này đột kích khu vực al-Amr, miền đông Syria, và giết chết Abu Sayyaf. Nguồn: Reuters |
Không chỉ có vậy, việc chiêu mộ quân ở châu Âu của IS cũng gặp trở ngại khi Tây Ban Nha mới đây đã tóm gọn 2 người Morocco với cáo buộc sử dụng internet để tuyển mộ những kẻ ủng hộ IS.
1 trong 2 kẻ bị bắt tại Tây Ban Nha Nguồn: EPA |
Trước những tin mới không lấy gì làm vui vẻ, đích thân thủ lĩnh tối cao của IS Abu Bakr al-Baghdadi đã phải xuất hiện để kêu gọi người ủng hộ nổi dậy và vực dậy tinh thần phiến quân, điều mà trước đây không mấy khi xảy ra bởi IS luôn là phía chủ động tấn công.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi Nguồn: AP |
Nhật Minh
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN |
---|