Thế giới tuần qua qua ảnh
(Baonghean.vn)- Cùng Báo Nghệ An điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong vòng 7 ngày qua
1. Hy Lạp chính thức vỡ nợ
Theo CNN, với việc không thể thanh toán đúng hạn 1,7 tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ sáng 1/7, Hy Lạp chính thức vỡ nợ. Như vậy, Hy Lạp đã trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên vỡ nợ trước IMF, một tổ chức tài chính quốc tế với 188 quốc gia thành viên có nhiệm vụ duy trì sự ổn định của nền kinh tế thế giới. Với tuyên bố này, Hy Lạp mặc nhiên không được quyền tiếp cận bất cứ khoản vay nào của quỹ cho tới khi thanh toán xong nghĩa vụ nợ cũ.
Người dân Hy Lạp biểu tình ủng hộ các biện pháp thắt lưng buộc bụng tại Athens hôm 30/6. Nguồn: Bloomberg |
Trước bổi cảnh đó, Các bộ trưởng tài chính châu Âu đã thảo luận quyết định này trong một cuộc toạ đàm qua điện thoại và thống nhất sẽ mở một cuộc thảo luận khác ngay trong ngày 1/7, khi Hy Lạp đưa ra các đề xuất cụ thể hơn. Bộ trưởng Tài chính Hà Lan - Jeroen Dijsselbloem, người chủ trì cuộc họp, cho biết kế hoạch giải cứu, nếu có sẽ đòi hòi những điều kiện ngặt nghèo hơn với Hy Lạp, so với những gì nước này đã từ chối trước đây.
Từ thứ hai tuần này, Hy Lạp đã đóng cửa hệ thống ngân hàng, áp dụng cơ chế kiểm soát ngặt nghèo nhằm ngăn dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Trong ngày thứ hai áp dụng biện pháp kiểm soát vốn, áp lực ngày càng đè nặng người dân Hy Lạp bởi họ chỉ được phép rút tiền với hạn mức tối thiểu là 60 euro mỗi ngày. Hàng dài người xếp hàng trước ATM ở Athens. Nguồn: AFP |
Do hoảng sợ và mất bình tĩnh truớc thông tin Hy Lạp vỡ nợ, Khoảng 10.000 đến 20.000 người dân Hy Lạp đã ồ ạt kéo đến xin định cư ở Úc, cũng như việc những hàng người dài bất tận đứng chờ đợi để rút tiền và nhận lương hưu vẫn tiếp tục và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Một phần ba các điểm giao dịch ngân hàng mở cửa trở lại trong ngày đầu tiên sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố nước này phá sản. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ phục vụ người tới rút lương hưu, do nhiều người già không có thẻ ATM hay thẻ tín dụng. Nguồn: AFP |
Việc Hy Lạp vỡ nợ ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới. Sau thông báo của IMF, lãi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sáng nay đã giảm 0,02%. Trong khi đó, đồng euro vẫn đứng yên, một euro đổi 1.1133 USD sau khi mất 0,8% so với USD hôm qua. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa sáng nay vẫn ổn định, trong khi chứng khoán Nhật Bản liên tục trồi sụt.
Biểu đồ giá vàng giao ngay trên Kitco cho thấy tình hình rối ren tại Hy Lạp không khiến giá vàng tăng vọt như thường thấy trong các cuộc khủng hoảng. Giá vàng trong phiên giao dịch cuối ngày ở châu Âu liên tục trồi sụt trong biên độ 1.170-1.180 USD mỗi ounce. Hiện chốt tại 1.173 USD mỗi ounce, tương đương 30,9 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí, gia công). Nguồn: IMF index |
Người đứng đầu Hy Lạp, Thủ tướng Alexis Tsipras đã có bài phát biểu trên truyền hình nước này. Trong đó, ông tuyên bố sẽthực hiện trưng cầu dân ý cuối tuần này và vẫn ủng hộ quan điểm chống thắt chặt. Ông cũng bác bỏ những lời kêu gọi của nhóm chủ nợ rằng nên biến sự kiện này thành cuộc bỏ phiếu có nên rời khu vực đồng euro hay không.
Một tờ rơi kêu gọi nói không với đồng euro, ngừng trả nợ và xóa nợ cho Hy Lạp. |
2. Mỹ & Cuba sắp tái mở Đại sứ quán
Mỹ và Cuba hôm 1/7 vừa qua đã đạt được thỏa thuận tái mở cửa các đại sứ quán ở Washington và Havana, đánh dấu bước tiến lớn hướng đến bình thường hóa quan hệ song phương sau nhiều năm thù địch. Reuters dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Cuba cho hay Jeffrey DeLaurentis, quan chức đứng đầu bộ phận lợi ích Mỹ tại Havana, đã trao lá thư của ông Obama cho Ngoại trưởng lâm thời Cuba Marcelino Medina. Lá thư xác nhận quyết định của ông Obama và ông Castro về việc tái thiết mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thư cũng cho biết cơ quan ngoại giao thường trực của hai bên sẽ mở cửa ở thủ đô Washington và Havana vào hoặc sau ngày 20/7.
Ông DeLaurentis (trái) trao bức thư mà ông Obama gửi ông Castro cho Ngoại trưởng lâm thời Cuba Medina. Nguồn: Reuters |
Sau một năm rưỡi bí mật đàm phán, Mỹ và Cuba hồi tháng 12/2014 đồng ý tiến tới bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao bị gián đoạn từ năm 1961. Tổng thống Obama và Chủ tịch Castro hồi tháng 4 đã có cuộc gặp mặt lịch sử tại Panama.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ hôm 11/4 ở Panama. Nguồn: Reuters |
Đồng thời, Tổng thống Obama cũng chính thức lên tiếng về việc nhất trí tái lập quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn nửa thế kỷ thù địch và mở lại đại sứ quán tại Havana vào cuối mùa hè này.
Tổng thống Obama tuyên bố về việc tái lập quan hệ ngoại giao với Cuba, bên cạnh phó tổng thống Joe Biden. Nguồn: Reuters |
Ông nhấn mạnh rằng rất nhiều người Mỹ háo hức được sang Cuba du lịch và nhiều người Cuba ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước. "Với sự thay đổi này, chúng tôi sẽ tăng cường đáng kể các mối liên lạc với người dân Cuba. Chúng tôi sẽ có thêm các nhân viên tại đại sứ quán và các nhà ngoại giao của chúng tôi có thể có mặt rộng rãi hơn trên khắp đảo", ông nói.
3. Máy bay quân sự Indonesia lao xuống khách sạn, khiến nhiều người thiệt mạng
Hôm 30/6 vừa qua, Indonesia đã phải chứng kiến một vụ tai nạn máy bay kinh hoàng khi phi cơ vận tải Hercules C-130 của nước này lao xuống một khách sạn nhỏ trên đảo Sumatra ngay sau khi cất cánh, bốc cháy. Người đứng đầu không quân Indonesia Agus Supriatna cho biết có 122 người trên máy bay, bao gồm các quân nhân và người nhà của họ. Trong số những người thiệt mạng có nhiều người ở mặt đất. Theo thống kê thì đã có tới 142 người thiệt mạng trong vụ tai nạn thảm khốc này.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay. Theo giới chức Indonesia cho biết, không ai trên máy bay có thể sống sót sau vụ tai nạn này. Nguồn: Reuters |
Agus Supriatna, người đứng đầu không quân Indonesia, cho biết có 12 thành viên phi hành đoàn và 101 hành khách trên chiếc Hercules C-130. "Không có người sống sót", ông Supriatna nói.
Lính cứu hỏa và quân nhân Indonesia phối hợp dập lửa tại hiện trường. Nguồn: Reuters |
Phi cơ gặp nạn được đưa vào sử dụng từ 51 năm trước. Sau thảm họa này, không quân Indonesia đã tạm thời ngừng dùng 8 phi cơ Hercules C-130B còn lại. Nguồn: AFP |
Một cánh quạt của chiếc Hercules C-130 nằm trên nóc một tòa nhà. Nguồn: Reuters |
Đây là tai nạn hàng không thảm khốc thứ hai xảy ra ở Medan trong một thập kỷ qua. Năm 2005, một chuyến bay nội địa của hãng hàng không Mandala Airlines cũng rơi ngay sau khi cất cánh xuống một khu dân cư đông đúc, làm chết 150 người, gồm hành khách, tổ bay và người dưới đất. Vụ việc làm tăng sự chú ý đến vấn đề an toàn hàng không và những máy bay đã cũ của Indonesia. Không quân nước này thông báo tạm ngừng sử dụng 8 chiếc Hercules C-130 sau thảm họa. Nguồn: Reuters |
4. Một số thông tin mới về chiến dịch chống IS
Quân đội Mỹ hôm thứ Năm vừa rồi cho biết chiến dịch không kích liên quân ở Syria tiêu diệt một thủ lĩnh cấp cao của Nhà nước Hồi giáo, kẻ chuyên gây quỹ, thu mua vũ khí và đưa các tay súng đến nhóm phiến quân.
Tariq bin Tahar al-Awni al-Harzi bị tiêu diệt ở miền bắc thành phố Shaddadi trong đợt không kích hôm 16/6, AFP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết trong một thông báo. Nguồn: iTV |
Theo Lầu Năm Góc, tiêu diệt al-Harzi là một đòn mạnh giáng vào IS. "Cái chết của tên này sẽ ảnh hưởng tới các khả năng của IS như tập hợp phiến quân khủng bố đến Syria và Iraq, chuyển người cùng trang bị qua biên giới giữa hai nước trên", Davis nói.
Bên cạnh đó, Một nhóm nổi dậy Syria đăng tải video xử tử 18 phiến quân của Nhà nước Hồi giáo với cách thức tương tự những gì tổ chức khủng bố này đã làm với các nạn nhân khác.
Các phiến quân IS bị hành quyết. Ảnh chụp màn hình từ video. Nguồn: Global Post |
Nhật Minh (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN