Thế giới tuần qua: Thế giới và những con số

(Baonghean) - Chúng ta đang sống trong thời đại số hoá. Hiểu theo đúng nghĩa đen của thuật ngữ: mọi sự kiện, hiện tượng đều được biểu diễn bởi những con số. Mọi lĩnh vực, mọi đối tượng, mọi mối quan hệ tương quan đều có thể diễn giải bằng số. Có lẽ đó là ngôn ngữ chung nhất và chân thực nhất phản ánh xã hội ngày nay. 
Giá dầu giảm: bài toán cung - cầu
Thứ Năm, ngày 27/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã quyết định duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức 30 triệu thùng/ngày, tương đương với sản lượng cố định từ cách đây 3 năm khi giá dầu Brent biển Bắc vẫn còn ở mức 100 đô la/thùng. 
Theo dõi cổ phiếu sụt giá ngày 28/11 tại New York.	Ảnh: Internet
Theo dõi cổ phiếu sụt giá ngày 28/11 tại New York. Ảnh: Internet
Quyết định này ngay lập tức gây "sóng" trên thị trường dầu mỏ. Giá dầu mỏ thô nhanh chóng giảm mạnh, đạt mức thấp kỷ lục kể từ mùa hè 2010 đến nay. Tại London, giá dầu Brent giảm xuống còn 71,25 đô la/thùng (giảm 6,5 đô la), giá dầu WTI tại New York giảm xuống còn 67,75 đô la/thùng. So với ngưỡng cao nhất hồi giữa tháng 6 vừa qua (112 đô la), dầu mỏ thô đã mất 35% giá trị. Cùng với thị trường dầu mỏ, thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự kiện này. Đơn cử như trị giá cổ phiếu của Total sụt 4,05%; của Technip sụt 4,57% và Vallourec 6,99%. 
Giá dầu sẽ còn giảm đến bao giờ và đến ngưỡng nào? Giám đốc điều hành của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft - ông Igor Setchine trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Die Presse của Áo ngay sau cuộc họp các nước OPEC: "Chúng tôi cho rằng rất có thể giá dầu sẽ giảm xuống mức 60 đô la/thùng, thậm chí là hơn thế từ nay cho đến cuối quý 1 năm 2015". Các chuyên gia của Tổ chức năng lượng quốc tế cũng đồng quan điểm trên.
Sở dĩ giá dầu giảm mạnh như vậy là bởi nguồn cung trên thị trường đang quá dồi dào. Dẫn đầu các nước xuất khẩu dầu vẫn là Ả Rập Xê Út và Nga, tuy nhiên, Mỹ đang nhanh chóng đuổi kịp top đầu khi sản lượng đạt mức 9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ không tăng lên đáng kể bởi nền kinh tế của các quốc gia tiêu thụ hàng đầu là châu Âu hay các nước đang lên như Trung Quốc không có dấu hiệu phục hồi hay vực dậy rõ nét. 
Nhìn lại lịch sử phát triển và chính sách của OPEC, quyết định kể trên rất đáng ngạc nhiên. Trong những cơn khủng hoảng kinh tế năm 1986, 1998 - 1999 và 2008, OPEC đã từng siết chặt "van" để kích giá thành công "vàng đen". Tuy nhiên, hiện nay, OPEC chỉ nắm giữ 1/3 thị phần dầu mỏ (30 triệu trên tổng số 91 triệu thùng/ngày). Thay vì tự mình đứng ra cân đối lại cung và cầu của thị trường chung, OPEC muốn duy trì thị trường riêng của mình. Các nước xuất khẩu top đầu như Ả Rập Xê Út đặc biệt lo ngại về sản lượng tăng mạnh trong 2 năm qua của Mỹ. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Ali al-Naimi cho biết: "Tại sao Ả Rập Xê Út lại phải giảm sản lượng dầu của mình? Mỹ cũng là một trong những nước khai thác dầu hàng đầu hiện nay. Có phải Mỹ cũng nên giảm sản lượng dầu không?". Bằng cách từ chối giảm sản lượng dầu cung cấp như họ từng làm trước đây và thậm chí còn giảm giá ưu đãi đối với các khách hàng châu Âu, châu Á và châu Mỹ, dường như OPEC muốn thử thách các nhà sản xuất của Mỹ bởi giá chiết xuất dầu tại đây vẫn còn cao hơn tại Trung Đông. Thậm chí, OPEC còn không yêu cầu các thành viên của mình tôn trọng định mức 30 triệu thùng/ngày - con số này thường xuyên bị vượt quá, nhằm tạo nguồn siêu cung cho thị trường nhiên liệu. 
Sở dĩ OPEC tự tin như vậy là bởi các quốc gia top đầu như Vương quốc Wahhabi và 5 quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng vịnh có nguồn lực tài chính đủ để bù lỗ do phá giá dầu mỏ trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, lượng dư thừa từ 2 đến 4 triệu thùng dầu/ngày theo nhận định của các chuyên gia dầu mỏ là chỉ càng củng cố thêm trữ lượng an toàn cho các quốc gia khách hàng chứ chưa đủ lớn để làm bão hòa thị trường và cân đối lại nguồn cung - cầu. Trái lại, một số quốc gia như Iraq, Libya và Venezuela có thể sẽ chịu thiệt hại nặng nề do có nền kinh tế tương đối yếu. Đối với Nga, giá dầu giảm cộng hưởng với các lệnh cấm vận mới được châu Âu mở rộng có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng dầu đột ngột. 
Châu Âu muốn "hạ sốt" giảm phát
Tháng 11, giá cả các mặt hàng tại châu Âu tăng 0,3%, trong khi con số này đạt 0,4% vào tháng 10, khơi dậy nỗi lo về tình trạng giảm phát tại châu lục này. Đặc biệt tại Tây Ban Nha, đây đã là tháng thứ 5 liên tiếp giá cả các mặt hàng sụt giảm. 
Thứ Sáu, ngày 28/11, cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố các số liệu cho thấy nguy cơ tiến đến tình trạng lạm phát của khu vực đồng euro - vốn dĩ đang trong giai đoạn kinh tế thụt lùi. Tại Đức, lạm phát đạt ngưỡng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây - 0,6%. Tại Bỉ, giá cả giảm 0,11%. Tại Tây Ban Nha, con số này hiện nay đạt 0,5%. 
Thứ Năm, ngày 27/11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế châu Âu (OCDE) cũng đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát như là một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất đối với châu Âu hiện nay. "Giảm sút lạm phát hoặc mất tín nhiệm của các nhà đầu tư có thể khiến cả khu vực đồng euro rơi vào tình trạng suy thoái hoặc giảm phát, với những hiệu ứng dây chuyền đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác", tổ chức này phân tích. Hiện, Ngân hàng trung tâm châu Âu đang chịu áp lực phải triển khai các biện pháp để kích cầu tăng trưởng kinh tế chung. 
Tới đây tổ chức tiền tệ này sẽ họp phiên thường kỳ hàng tháng về chính sách tiền tệ vào ngày 4/12. Rất có thể trong dịp này, Ngân hàng trung tâm châu Âu sẽ thông báo triển khai các biện pháp nới lỏng tiền tệ mà cụ thể là mua nợ công - một nước cờ mà mãi đến bây giờ tổ chức này vẫn chưa dám đi. Thứ Sáu, ngày 21/11, Giám đốc tổ chức này - ông Mario Draghi đã lấy ý kiến về những biện pháp cứng rắn hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của khu vực đồng euro. Ông nhận định rằng tình trạng lạm phát "cực kỳ thấp" này cần phải được kích cầu nhanh chóng bằng mọi biện pháp có thể. Hiện châu Âu vẫn còn ở xa cái đích "lạm phát đạt gần 2%" mà Ngân hàng trung tâm châu Âu đề ra. 
Moldova: một Ukraina thứ hai trên "chiến trường" bầu cử?
Chủ Nhật, ngày 30/11, Moldova tổ chức bầu cử lập pháp. Chịu ảnh hưởng của cuộc giao tranh tại Ukraina, đây sẽ là cuộc chiến giữa hai phe chính trị tại quốc gia nhỏ bé từng thuộc Liên bang Xô viết này. 
Dan Dungaciu - nhà phân tích và cựu cố vấn của Tổng thống Moldova Nicolae Timofti - nhận định: "Cuộc bầu cử này có vai trò trọng yếu đối với toàn khu vực. Rõ ràng Nga muốn lặp lại điều mà họ đã đạt được tại Ukraina bằng giao tranh quân sự, tại Moldova thông qua bầu cử hợp pháp: chặn đứng quá trình gia nhập khối Âu - Đại Tây Dương". Nói thêm là Tổng thống Moldova hiện tại cùng đảng cầm quyền và hai đảng khác có quan điểm thân châu Âu. 
Mối quan hệ với châu Âu không phải là không có nền tảng. Ngày 28/4, liên minh EU đã "bật đèn xanh" cho Moldova thông hành trong khu vực Schengen, tạo thiện cảm đáng kể đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức - những người muốn tìm đến chân trời mới ở phía Tây. Ngày 27/11, ngay giữa cơn khủng hoảng Ukraina, Moldova ký hiệp ước hợp tác với EU - bước đi đầu tiên ra khỏi vòng ảnh hưởng của Nga. 
Về phía thân Nga, phe này vẫn có điểm tựa vững chắc là sự hoài niệm đối với thời đại Xô viết của một bộ phận cử tri. Đảng cầm đầu phe này là ddđảng xã hội chủ nghĩa của Cộng hoà Moldova, với mức tín nhiệm cử tri đạt 18% theo khảo sát gần đây. Trong thời gian gần đây, một yếu tố thân Nga mới xuất hiện là đảng Tổ quốc, với tỷ lệ phiếu khảo sát đạt 8%. Lãnh đạo đảng này là Renato Usatii, 36 tuổi. Với tư tưởng thân Nga sâu sắc, ông hứa hẹn sẽ đưa Moldova thoát khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của phương Tây. Tuy nhiên, thứ Tư, ngày 26/11, Uỷ ban bầu cử trung ương đã yêu cầu toà án phúc thẩm Thủ đô Chisinau tước quyền tham gia tranh cử của đảng này với lý do: nhận nguồn tài chính từ nước ngoài, cụ thể là Nga. Quyết định này có thể sẽ gây ra những vụ biểu tình bạo lực. Còn Renato Usatii thì tuyên bố thẳng thừng: "Tôi sẽ đóng cửa Đại sứ quán Mỹ và mở câu lạc bộ karaoke trong đó. Các đại sứ quán của các nước can thiệp vào việc của chúng tôi cũng sẽ có số phận tương tự". 
Theo khảo sát, hiện phe thân Nga đang nắm 33% số phiếu cử tri. Để thắng cử, rõ ràng đảng cầm quyền sẽ phải bắt tay với các đảng nhỏ hơn. Nhưng vấn đề là những đảng này thường có xu hướng thân Nga hơn, nên cái giá phải đánh đổi để thắng cử sẽ là trì hoãn cải cách và giữ khoảng cách với EU. Chưa kể, các vùng đòi ly khai tự trị được Nga nâng đỡ như Transnistria (phía Đông) và Gagauzia (phía Nam) chắc chắn sẽ cản trở phe thân châu Âu thắng cử. Cùng với tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraina, Moldova có lẽ sẽ trở thành "chiến trường" mới của hai khối thế lực phương Tây và Nga mà phát súng mở màn sẽ là cuộc chạy đua số phiếu. 
Thục Anh 
(Theo Le monde)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.