Thêm hai con sông biến mất chỉ sau một đêm ở Mexico

Tliapa và Tlacuapa là hai con sông khác khô cạn chỉ sau một đêm ở Mexico, nối tiếp vụ biến mất của sông Atoyac hồi cuối tháng 2.

them-hai-con-song-bien-mat-chi-sau-mot-dem-o-mexico

Khúc sông cạn nước sau khi hố sụt xuất hiện. Ảnh minh họa: Mysterious Universe.

Theo Herald Tribune, sông Tliapa và Tlacuapa chảy từ những ngọn núi ở trung tâm bang Veracruz tại thành phố Chocaman và Calcahualco, dài khoảng 18 km. Chúng từng chảy vào sông Seco ở trung tâm thành phố Cordoba trước khi những hố sụt xuất hiện và hút gần cạn nước sông.

Hố sụt đầu tiên mở ra ở khu vực Puente de Piedra, thượng nguồn nơi hai con sông nhập vào nhau. Hố sụt thứ hai xuất hiện cách đó một kilomet và tiếp tục hút nước sông. "Lưu lượng hiện nay của sông Tliapa and Tlacuapa đã giảm tới một nửa", Tobias Carrillo Morales, quản lý sự cố khẩn cấp ở thị trấn Tomatlan gần đó, cho biết.

Tuy hai con sông tương đối nhỏ, sự mất nước nhanh chóng sau một đêm trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cư dân trong vùng và đời sống hoang dã. Đây là vụ nước sông khô cạn thứ hai xảy ra ở Veracruz trong chưa đầy hai tháng.

Trước đó, vào hôm 28/2, các cư dân ở San Fermin nghe thấy một tiếng nổ lớn và cảm thấy mặt đất rung chuyển. Sáng hôm sau, họ phát hiện sông Atoyac bị nuốt chửng bởi khe nứt dài 30 m, rộng 20 m giữa lòng sông. Theo Ủy ban Nước Quốc gia của Mexico, con sông chảy trở lại sau khi lấp khe nứt nhưng điều kiện để các hố tử thần khác xuất hiện đã hội tụ đầy đủ.

Sông Tliapa và Tlacuapa ở cách sông Atoyac khoảng 60 km và báo cáo của nhà chức trách không nêu rõ loại hố hoặc khe nứt hút cạn nước sông. "Nông dân rất lo lắng trước việc mấy nước bởi lượng nước còn chảy rất thấp", Morales nói.

Theo VNE

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.