Kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong (12/7/1990 - 12/7/2020):

Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong): Hướng đến thị trấn Xanh - Sạch - Đẹp

(Baonghean.vn) - Trải qua 30 năm, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, với sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến nay thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Từ xã Vấn Tập xưa

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện Quế Phong có 5 tổng là: Hữu Đạo, Vấn Tập, Thanh Xuyên, Kiêm Diêm và Quang Luyện. Lúc này vùng đất Thị trấn Kim Sơn nằm trong xã Vấn Tập, tổng Vấn Tập. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng đất Thị trấn Kim Sơn lại thuộc xã Vấn Tập lớn.

Ảnh: Đ.C
Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) hiện nay. Ảnh tư liệu Sách Nguyễn

Đến phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hành chính huyện Quỳ Châu vào cuối năm 1946, xã Vấn Tập lại đổi tên thành xã Phảnh Keo, lúc này vùng đất Thị trấn Kim Sơn thuộc xã Phảnh Keo. Được một thời gian vào tháng 10/1947, xã Phảnh Keo đổi tên thành xã Kim Sơn. Xã Kim Sơn có địa giới rất rộng lớn, đến năm 1961 thì chia thành 4 xã là Châu Kim, Châu Thôn, Châu Long và Châu Hùng.

Ngày 17/4/1965, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 143-NV về điều chỉnh địa giới và chia các xã, theo đó xã Châu Kim được tách thành 3 xã là Châu Kim, Mường Nọc và Nậm Giải. Đến ngày 12/07/1990, theo Quyết định số 321/TCCB của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính Phủ, Thị trấn Kim Sơn được thành lập từ việc lấy 121,6 ha đất và 2.726 nhân khẩu của xã Mường Nọc và 30 ha đất của xã Tiền Phong. Như vậy tên gọi và địa giới hành chính Thị trấn Kim Sơn bắt đầu có từ đó.

Ảnh: Đ.C
Hội viên làng nghề dệt thổ cẩm bản Cỏ Noong (thị trấn Kim Sơn)  duy trì nghề dệt mang lại thu nhập ổn định. Ảnh tư liệu Đ.C

Đến năm 2019, địa giới của Thị trấn được mở rộng thêm theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An và Nghị quyết số 831/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó đã sáp nhập 14 bản, gồm: bản Bon, bản Tạng (xã Tiền Phong), bản Cắng, bản Hăn, bản Dốn, bản Tám, bản Na Pú, bản Lông Không, bản Pà Cá, bản Pà Nạt, bản Cỏ Nong, bản Na Ngá và bản Cây Dừa (xã Mường Nọc) vào Thị trấn.

Diện tích của Thị trấn Kim Sơn sau sáp nhập là 23,44 km2, gấp hàng chục lần trước đây. Sau sáp nhập, Thị trấn Kim Sơn có quy mô dân số 9.322 người, với 2.161 hộ, chia thành 9 khối (bao gồm: Đông Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn, Bắc Sơn, Bon, Thái Phong, Hồng Phong và Cỏ Nong), có 15 chi bộ trực thuộc với 622 đảng viên.

Đến thị trấn Kim Sơn ngày nay

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, với 8 nhiệm kỳ Đại hội, đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, trở thành một đơn vị dẫn đầu toàn huyện về nhiều lĩnh vực.

Ảnh: Đ.C
Một số hình ảnh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Kim Sơn nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh tư liệu

Tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực có chuyển biến rõ nét, dịch vụ phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Giá trị sản xuất tăng thêm đến năm 2020 ước đạt 237,3 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 8,11%; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng từ 49,7 triệu đồng năm 2015 lên 72,6 triệu đồng năm 2020;

Cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và ngành Dịch vụ chiếm 99,84 % trong toàn ngành kinh tế; Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt và vượt dự toán cấp trên giao, là địa phương duy nhất trên địa bàn tự cân đối đạt 50% nhu cầu chi thường xuyên hàng năm...

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm giữ gìn và phát huy. Đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến năm 2020, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 72,5%; có 12/14 đơn vị sự nghiệp và khối đạt tiêu chuẩn “Đơn vị văn hóa” và “Làng Văn hóa”; 5/5 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Ảnh: Đ.C
Cây điệp vàng được thị trấn Kim Sơn trồng từ năm 2008, trên các trục đường chính nội thị, trong đó chủ yếu tại tuyến QL 48 với số lượng khoảng 100 cây, xen lẫn với nhiều cây xanh khác. Trong ảnh: Hoa điệp vàng bung nở ngay tại điểm đầu của thị trấn Kim Sơn. Ảnh tư liệu Quang An

Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo từ 7,8% năm 2015 xuống còn 6,7% năm 2019, trung bình mỗi năm giảm 11%. Cùng với đó, công tác quốc phòng, an ninh ngày càng được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, không để đột xuất, bất ngờ xảy ra.

Công tác cải cách hành chính có bước chuyển biến rõ nét. Năm 2019 Thị trấn Kim Sơn đã đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống giao ban trực tuyến từ thị trấn kết nối với huyện tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thị trấn và khối xóm tham dự các cuộc họp do huyện triển khai. Trụ sở làm việc của thị trấn được đầu tư mới khang trang sạch đẹp, có hệ thống camera giám sát an ninh và quá trình thực thi công vụ của cán bộ. Bộ phận giao dịch một cửa hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn đạt hơn 100%.
Ảnh: Đ.C
Một số hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập thị trấn Kim Sơn. Ảnh: Ngô Chiến Thắng

Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng luôn được chăm lo toàn diện. Trong cấp ủy luôn quán triệt và thấm nhuần tinh thần “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, bởi vậy thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh về mọi mặt;

Coi trọng và thực hiện tốt các nguyên tắc của Đảng, quy chế làm việc; Thật sự phát huy dân chủ, nói đi đôi với làm; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất trong Đảng làm nền tảng cho sự nhất trí, đồng thuận trong xã hội; Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị...

Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Kim Sơn càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, từ đó chung sức, đồng lòng đề ra mục tiêu tập trung đưa thị trấn Kim Sơn phát triển theo hướng phát huy lợi thế ngành dịch vụ, tập trung ưu tiên phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm... đưa thị trấn Kim Sơn trở thành một trong những Thị trấn Xanh - Sạch - Đẹp và quy mô so với các thị trấn trên địa bàn tỉnh và đạt chuẩn Đô thị văn minh vào năm 2025.

Ông Hoàng Trung Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Kim Sơn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.