Thổ Nhĩ Kỳ - Israel: Hòa giải có bền lâu?

(Baonghean.vn) - Cắt đứt quan hệ ngoại giao, thường xuyên khẩu chiến và bất đồng trong nhiều vấn đề, bỗng nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách khôi phục quan hệ ngoại giao với Israel. Động thái hòa giải này của Ankara dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững trong mối quan hệ nhiều sóng gió với Tel Aviv.

Ankara “xuống nước” làm hòa

Viện Moshe Dayan của Israel ngày 7/12 xuất bản một bài báo đặc biệt, có tiêu đề “Israel là nước láng giềng với Thổ Nhĩ Kỳ trên biển”. Tác giả bài báo là giáo sư về hưu Cihat Yayci, một cộng sự thân cận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và là kiến trúc sư của thỏa thuận phân định biển Thổ Nhĩ Kỳ - Libya, cùng với nhà nghiên cứu đại học Zeynep Ceyhan.

Các nhân vật cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi xuất bản các bài báo trên các diễn đàn của Israel, vì thế bài viết của giáo sư Yayci được cho là mang mục tiêu chính trị. Theo đó, bài báo đề xuất khả năng ký một thỏa thuận phân định biển mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, với “cái giá” khá hời cho Tel Aviv. Theo đề xuất, các khu vực biển tranh chấp mà Cộng hòa Síp tuyên bố chủ quyền nên thuộc về Israel.

Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tung bay trên đỉnh đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Tel Aviv, Israel ngày 26/6/2016. Ảnh: TRT World
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel tung bay trên đỉnh đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Tel Aviv, Israel ngày 26/6/2016. Ảnh: TRT World

Đúng như dự đoán của một số nhà quan sát, chỉ vài ngày sau khi xuất bản bài báo “đặc biệt”, ngày 15/12, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định bổ nhiệm ông Ufuk Ulutas làm Đại sứ mới tại Israel sau hai năm vị trí này bị bỏ trống. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ “chìa tay” làm hòa với Israel sau thời gian căng thẳng. Năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel sau khi 10 nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ người Palestine thiệt mạng trong một cuộc đối đầu với lính biệt kích Israel.

Vào năm 2016, hai nước khôi phục mối quan hệ nhưng đến năm 2018, một lần nữa mối quan hệ giữa hai nước xấu đi sau khi Mỹ dời đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem, Thổ Nhĩ Kỳ lại rút đặc phái viên về nước và trục xuất đại sứ Israel. Từ thời điểm đó, lãnh đạo 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã có những cuộc khẩu chiến gay gắt, với những ngôn từ “miệt thị” lẫn nhau. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từng gọi Thủ tướng Israel Netanyahu là “kẻ khủng bố”, vì những chính sách cứng rắn với dải Gaza; trong khi lãnh đạo Israel chỉ trích ông Erdogan vì “ném bom nhằm vào những người dân thường vô tội” - ám chỉ những chiến dịch quân sự nhằm vào người Kurd tại Trung Đông.

Sau tất cả, những bước đi của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel được xem là dấu hiệu thiện chí, mở ra thời kỳ hòa hiếu mới giữa hai nước. Song, những thay đổi đến một cách bất ngờ này khiến dư luận đặt câu hỏi về những động cơ đằng sau đó. Ngay bản thân giới thức Israel cũng tỏ ra thận trọng trước tín hiệu từ phía Ankara. Phát biểu tại Đối thoại Manama tuần trước, Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi cũng tỏ ra lo ngại đến sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải. Quan chức ngoại giao Israel cũng đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ cần điều chỉnh chính sách ở khu vực trước khi xúc tiến những bước đi xa hơn trong việc bình thường hóa.

Những bước đi

Về cơ bản, việc Thổ Nhĩ Kỳ và Israel hàn gắn quan hệ ngoại giao có ý nghĩa chính trị-kinh tế quan trọng với cả hai nước. Với Israel - quốc gia có khá nhiều kẻ thù ở khu vực - việc duy trì mối quan hệ ổn định với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo lớn và tầm ảnh hưởng ở Trung Đông, rõ ràng sẽ được nhiều hơn mất. Với Thổ Nhĩ Kỳ, những tính toán có lẽ nhiều hơn thế. Trong thập niên qua, mặc dù có lúc mối quan hệ song phương này trượt dốc nhưng hai bên vẫn cố gắng duy trì một “điểm neo” vững chắc đó là thương mại. Kim ngạch thương mại Thổ-Israel đã lên tới 6 tỷ USD năm 2019. Israel nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đây có lẽ không phải lý do chính  khiến Ankara “xuống nước” với Tel Aviv vào thời điểm này.

Ông Ufuk Ulutas tân Đại sứ tại Israel vừa được bổ nhiệm sau hai năm vị trí này bị bỏ trống. Ảnh: Getty
Ông Ufuk Ulutas tân Đại sứ tại Israel vừa được bổ nhiệm sau hai năm vị trí này bị bỏ trống. Ảnh: Getty

Nhìn vào bối cảnh chính trị khu vực năm 2020, dễ dàng nhận thấy đã có khá nhiều thay đổi, trong đó Israel trở nên nổi bật với những chiến thắng ngoại giao lịch sử. Với sự ủng hộ và trung gian của Mỹ, hàng loạt quốc gia Arab như UAE, Bahrain, Morocco, Sudan đã ký thỏa thuận hòa bình với Israel, tạo ra những bước đột phá cho không gian địa chính trị Trung Đông khi đa số các quốc gia Arab và Israel từ trước tới nay vẫn xem nhau như “mặt trăng, mặt trời”.

Đà tiến vào thế giới Arab của Israel có lẽ chưa dừng lại và điều này chắc chắn buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải có những điều chỉnh phù hợp. Với động thái bổ nhiệm đại sứ tại Israel, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện quan điểm đứng về phía nhiều quốc gia Arab đang mong muốn bình thường hóa quan hệ với Israel.

Ngoài ra, mặc dù những căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel không liên quan đến Mỹ - đồng minh của họ - nhưng việc hàn gắn hai bên lại có bóng dáng của Washington. Còn nhớ năm 2016, việc Ankara và Tel Aviv gỡ những nút thắt bất đồng, tiến tới bình thường hóa quan hệ cũng có tiếng nói khuyến khích từ Mỹ. Thời điểm hiện tại, dù Mỹ chưa lên tiếng can thiệp chuyện xích mích giữa hai đồng minh nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có lẽ đang lo lắng về lập trường chính sách cứng rắn hơn mà chính quyền mới của Mỹ dự kiến sẽ áp dụng với Ankara.

Giới chuyên gia và nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể sẽ trừng phạt người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vì hoạt động quân sự ở Syria vào năm 2019 và thậm chí gây áp lực với Ankara về các vấn đề liên quan đến nhân quyền và tự do ngôn luận. Chính vì thế “việc hâm nóng mối quan hệ với Israel có thể làm dịu chính sách mới của Washington”, một nhà ngoại giao khu vực giấu tên nhận định. Một tính toán không kém phần quan trọng nữa, chính là việc Thổ Nhĩ Kỳ cần tập hợp sự ủng hộ trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trên khu vực Địa Trung Hải. Nói tóm lại, những biến động ở khu vực là yếu tố quan trọng để Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận hạ nhiệt căng thẳng với Israel.

Người dân cầm bản đồ Palestine-Israel theo thời gian trong cuộc biểu tình tại nhà thờ Hồi giáo Fatih ở Istanbul. Ảnh: AFP
Người dân cầm bản đồ Palestine-Israel theo thời gian trong cuộc biểu tình tại nhà thờ Hồi giáo Fatih ở Istanbul. Ảnh: AFP

Trở ngại bình thường hóa

Có nhiều lý do có thể khiến quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel gặp trở ngại. Thực tế, việc bình thường hóa quan hệ thời điểm này có thể chỉ là giải pháp tình thế. Isarel và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang duy trì những chính sách khác biệt về những vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. Chính phủ của Thủ tướng Netanyahu nhiều lần kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc “chống lưng” cho  Hamas - lực lượng vốn bị Israel coi là khủng bố. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ xác nhận họ tài trợ cho Hamas, nhưng cơ quan tình báo nội bộ Shabak của Israel có báo cáo rằng các khoản tiền của  Cơ quan Điều phối và Hợp tác Thổ Nhĩ Kỳ đã được sử dụng để tài trợ cho Hamas.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, cũng có những yêu cầu riêng đối với Israel.  Mục tiêu cuối cùng của Ankara là đưa Tel Aviv từ bỏ các bước đi đơn phương trong đó có việc xây dựng các khu tái định cư trên lãnh thổ chiếm đóng và chấp nhận một giải pháp hai nhà nước. Việc tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Israel là người thân cận với Tổng thống Erdogan và có quan điểm ủng hộ sự nghiệp giải phóng của người Palestine, được cho cũng nằm trong những tính toán kỹ lưỡng của Ankara.

Xem ra, khi cả hai bên đang tồn tại những quan điểm khác biệt và cả những hoài nghi lẫn nhau, mối quan hệ dù bình thường hóa cũng khó có những thay đổi thực chất. Chỉ cần những va chạm “lời qua tiếng lại”, nguy cơ trở lại trạng thái căng thẳng là điều dễ dàng xảy ra!

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.