Thỏa thuận Minsk: EU vẫn đề cao cảnh giác

14/02/2015 11:21

(Baonghean) - Thỏa thuận Minsk về tình hình chiến sự Đông Ukraina vừa được ký kết thành công, đó có thể coi là một tin mừng đối với 28 thành viên khối EU - khu vực trực tiếp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng dai dẳng. Tuy nhiên, có vẻ như châu Âu vẫn không mấy hào hứng và tin tưởng vào thỏa thuận này.

(Baonghean) - Thỏa thuận Minsk về tình hình chiến sự Đông Ukraina vừa được ký kết thành công, đó có thể coi là một tin mừng đối với 28 thành viên khối EU - khu vực trực tiếp chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng dai dẳng. Tuy nhiên, có vẻ như châu Âu vẫn không mấy hào hứng và tin tưởng vào thỏa thuận này.

Thứ Năm, ngày 12/2, các nhà lãnh đạo châu Âu có một cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức tổ chức ở Brussels, Bỉ. Tại hội nghị, người ta quan sát thấy Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel không giấu được sự mệt mỏi bằng nụ cười ngoại giao và có vẻ như 2 nhà lãnh đạo vẫn còn cách khá xa cái đích mà họ hy vọng. Buổi hội nghị diễn ra trong bầu không khí không mấy hào hứng, ngay cả khi thỏa thuận hòa bình ký tại Minsk bước đầu có những dấu hiệu tích cực. Bà Federica Mogherini – Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU cố gắng trấn an cộng đồng châu Âu bằng khẳng định: “Tin tốt thì luôn đáng được chào đón hơn so với tin xấu”.

Tổng thống Francois Hollande (thứ hai, trái sang) trao đổi với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel hôm thứ Năm, ngày 12/2 tại Brussels. Ảnh: Geert Vanden Wijngaert/AP
Tổng thống Francois Hollande (thứ hai, trái sang) trao đổi với Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel hôm thứ Năm, ngày 12/2 tại Brussels. Ảnh: Geert Vanden Wijngaert/AP

Chủ tịch Hội đồng châu Âu - Donald Tusk cho biết: “Hy vọng là một điều tốt, thậm chí là cần thiết”, nhưng chỉ hy vọng suông thì chưa đủ. Ông Donald lên án việc “xâm lược” tại khu vực phía Đông Ukraina và nhận định đó là “một mối đe dọa rõ ràng đối với hòa bình”, đồng thời nhấn mạnh việc cần phối hợp hành động với Mỹ. Trong một cuộc họp gần đây với Phó Tổng thống Mỹ - Joe Biden tại Brussels, ông Donald thậm chí còn không đề cập đên các nỗ lực ngoại giao của Pháp và Đức. Trên thực tế, Chủ tịch Hội đồng châu Âu không đánh giá cao những thành quả mà “một mình” Paris và Berlin đạt được trong thời gian qua, mà theo ông cần phải có sự nỗ lực tập thể của cả châu Âu.

Tối thứ Năm, Tổng thống Francois Hollande cho biết: “Bất kể những rủi ro và thiếu sót nhưng ít nhất chúng ta đã có một thỏa thuận”. Một trong số những nhiệm vụ khó khăn nhất là việc thuyết phục Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko “nhưng trên hết vẫn là việc thuyết phục Tổng thống Putin” và đảm bảo “nhóm liên lạc với lực lượng ly khai có thể chấp nhận tất cả những gì chúng ta thống nhất”. Đó có lẽ là mục đích chủ yếu của 2 nhà lãnh đạo Pháp và Đức khi đến Brussels với chữ ký của các bên liên quan tới những tài liệu chuẩn bị ở Minsk. Một sự nỗ lực ngoạn mục và một sự kiên trì đáng ngưỡng mộ, nhưng tiếc là không bên nào tại cuộc đàm phán chào đón hai nhà hoà giải một cách nồng nhiệt.

Điều đó dường như không làm Pháp và Đức nhụt chí, Tổng thống Pháp cho biết: “Thỏa thuận này đã có ở đây. Đó là hy vọng. Dù nó mong manh”. Trước những người đồng cấp và trước báo chí, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp ước được gọi là “Minsk 2” và thể hiện thái độ lạc quan trước những tác động tích cực mà hiệp ước này sẽ mang lại cho cục diện chiến sự tại Ukraina. Bên cạnh đó, ông Hollande cũng ám chỉ cuộc tranh luận đang diễn ra tại Washington về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân đội Ukraina như một mồi lửa châm ngòi cho ý muốn tăng cường vũ lực của hai bên giao chiến. Về phần mình, Pháp và Đức đều không đồng ý với quan điểm của Washington.

Tuy nhiên, lập luận của Pháp khá mong manh. Ông Hollande cũng buộc phải xem xét đến khả năng các bên vi phạm lệnh ngừng bắn: "Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ phải gia tăng các biện pháp trừng phạt nếu như các biện pháp trước đó là không đủ". Đồng thời nhấn mạnh, Pháp sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraina và khẳng định: “Không ai muốn chiến tranh mà chỉ muốn có hòa bình". Thủ tướng Đức lại tỏ thái độ thận trọng hơn trong các phát ngôn của mình. Nếu sau cuộc họp với Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 6/2 tại Moscow, bà Merkel cho rằng việc trao đổi đã được “xây dựng và hình thành”, thì sau cuộc gặp ở Minsk bà đã phân tích cẩn thận hơn. Thủ tướng Đức phát biểu: “Chúng ta có một tia hy vọng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng có các bước đi cụ thể được thực hiện”.

Bà Merkel nói thêm: “Chúng tôi không hề ảo tưởng. Vẫn còn những trở ngại lớn trước mắt…”. Tuy nhiên “vẫn có một cơ hội thay đổi khiến cho mọi thứ tốt hơn”. Có mặt tại Thủ đô Belarus, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết các thỏa thuận mà Nga đã phá vỡ “không phải là một giải pháp tổng thể và còn ít mang tính đột phá”. Trả lời phỏng vấn tờ Le Monde, một thành viên có ảnh hưởng của Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo nói rằng: “Putin đã thành công khi khiến cho EU thận trọng hơn trong các vấn đề hợp tác với các nước láng giềng với Nga”.

Vào đầu tuần tới sẽ diễn ra một bài kiểm tra các phản ứng của Nga: EU đưa ra một lệnh trừng phạt mới nhằm vào 19 người cùng 9 tập đoàn của Nga và lực lượng ly khai ở Ukraina. Một gói các biện pháp sẽ được 28 thành viên EU bỏ phiếu đưa ra sau vụ đánh bom gây chết người tại Thành phố Mariupol trong bối cảnh một cuốc tấn lớn do quân ly khai tiến hành hồi tháng 1. Đó là trong trường hợp lệnh ngừng bắn Minsk được tôn trọng, nếu không, sự trừng phạt từ châu Âu chắc chắn sẽ lớn hơn nữa, nhất là khi mọi cặp mắt châu Âu đều đang hướng về Ukraina bằng sự hoài nghi. Nếu điều đó xảy ra, hẳn Pháp và Đức cũng sẽ chịu liên đới ít nhiều, nhất là khi những nỗ lực mà hai nước này chủ động tiến hành trong thời gian qua không nhận được sự đồng thuận của cộng đồng chung. Sau những gì đã diễn ra với các hiệp ước ngừng bắn trước đây, e rằng lịch sử sẽ tái diễn và chung cuộc là Pháp và Đức "làm ơn phải tội" khi đã can thiệp quá sâu vào vấn đề nhạy cảm nay.

Thục Anh

(Theo Le Monde)

TIN LIÊN QUAN

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Thỏa thuận Minsk: EU vẫn đề cao cảnh giác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO