Thủ phạm mang đến cái chết dưới mác nhân đạo "phục vụ người nghèo"
Amiang là loại tấm lớp được sử dụng nhiều ở nước ta và khó có thể cấm sản xuất vì được biện minh là sản phẩm dành cho người nghèo. Điều này gây nên một hê lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, nguy cơ ung thư cho người dân.
Amiang thải ra môi trường gây nguy cơ phơi nhiễm amiang dẫn đến bệnh ung thư. |
Hàng loạt bệnh từ amiang
Hiện nay, các sản phẩm là tấm lợp được sản xuất từ amiang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi. Mặc dù có nhiều tổ chức phi chính phủ kêu gọi ngưng sử dụng amiang nhưng hiện nay tại Việt Nam người ta vẫn coi amiang trong tấm lớp pro ximăng không thể bỏ vì phục vụ người nghèo, đặc biệt là ở vùng miền núi, nông thôn.
Tiến sĩ Trần Tuấn - Viện Nghiên cứu Y tế công đồng cho rằng quan niệm này là hoàn toàn sai. Không thể nói vì người nghèo mà duy trì tấm lớp pro ximăng bởi WHO đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng amiang là “sát thủ” của sức khỏe con người, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư.
Những người bị phơi nhiễm amiang là công nhân làm ở các nhà máy tấm lợp, người sử dụng tấm lợp pro xi măng, amiang từ tấm lớp pro xi mang thải ra môi trường....
TS Tuấn cho biết các nghiên cứu trên thế giới về tác hại của amiang họ đã thực hiện trên cộng đồng rộng lớn và đã cho kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn đòi hỏi phải nghiên cứu lại về tác hại của amiang để đưa ra quyết định có cấm sử dụng amiang hay không. Điều này là thừa thãi, TS Tuấn cho biết từ trước đến nay Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra khuyến cáo nào, kết quả nghiên cứu nào mình đều công nhận coi đó là chỉ số về y tế nên chấp nhận rõ tác hại của amiang.
WHO đã chỉ ra rằng amiăng gây ung thư cho phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi). Các bệnh liên quan đến amiăng có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm. Các chiến dịch toàn cầu của WHO để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng nhằm hỗ trợ các nước để đạt được mục tiêu ấy.
Cả thế giới vào cuộc với amiang
Hiện nay, WHO đã và đang làm việc để làm giảm gánh nặng toàn cầu các bệnh không lây nhiễm, kể cả ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính, nhận thấy rằng dự phòng ban đầu làm giảm các chi phí dịch vụ chăm sóc y tế và giúp đảm bảo tính bền vững về chi tiêu cho y tế. Trên toàn thế giới, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong. Năm 2008, có 7,6 triệu tử vong do ung thư cùng với 12,7 triệu ca nhiễm mới. Có khoảng 19% tất cả các ca ung thư được ước tính là có liên quan đến môi trường, kể cả nơi làm việc.
Hiện nay, khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm với amiăng tại nơi làm việc. Theo ước tính của WHO, ít nhất 107 000 người chết hàng năm do ung thư phổi liên quan đến việc sử dụng hoặc đã được sử dụng là hỗn hợp sợi, kết dính với các nguyên vật liệu khác (v.d. xi măng, chất dẻo và nhựa) hoặc dệt thành vải may mặc.
Những ứng dụng trong đó có sử dụng amiăng là nhiều và bao gồm việc lợp mái nhà với các tấm lợp, gạch xi-măng lát sàn nhà và tường, ống xi-măng (v.d. cho cung cấp nước), cách nhiệt và cách điện, kể cả chăn chữa cháy và tấm mành cách lửa công nghiệp, vật liệu làm tấm đệm chịu ma sát (v.d. guốc phanh và má phanh cũng như khớp ly hợp của xe ô tô).
Ngày nay, phơi nhiễm với sợi amiăng vẫn xảy ra, đặc biệt là trong các bối cảnh các sản phẩm amiăng trở nên xuống cấp như trong thời gian bảo dưỡng và phá dỡ tòa nhà và xử lý chất thải xây dựng, và cũng trong bối cảnh thảm họa tự nhiên. Khi khai mỏ và nghiền amiăng cũng như trong sản xuất và sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng. Đó là phơi nhiễm khi cắt gọt và lắp nguyên vật liệu có chứa amiăng trong quá trình xây dựng, bảo dưỡng và phá hủy công trình nhà cửa.
Hiện nay, cả thế giới đã vào cuộc với amiang. Tại Mỹ dù amiăng chưa được cấm nhưng tiêu thụ đã giảm từ 668 000 tấn năm 1970 xuống 359 000 tấn năm 1980, 32 tấn năm 1990, 1.1 tấn năm 2000 và 1.0 tấn năm 2010. Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng amiang. Ở Nhật, tiêu thụ amiăng là khoảng 320 000 tấn năm 1988 và giảm liên tục theo năm xuống dưới 5000 tấn năm 2005; sử dụng amiăng bị cấm năm 2012. Ở Singapore, việc nhập khẩu amiăng thô đã giảm từ 243 tấn năm 1997 xuống 0 tấn năm 2001. Tại Philippines, việc nhập khẩu amiăng thô là khoảng 570 tấn năm 1996 và 450 tấn năm 2000.
Theo Infonet