Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tạo thiết chế để có môi trường văn hóa học đường lành mạnh

(Baonghean) - Thông tư 06 quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục sẽ là một thiết chế quan trọng để các nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng văn hóa trường học.
Để hiểu rõ hơn về nội dung này, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa.
 PV: Từ ngày 28/5, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục chính thức có hiệu lực và đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ quy tắc này. Thông tư ra đời có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm này, thưa Thứ trưởng?.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa:  Cho đến thời điểm này, đã có 68,7% số trường phổ thông trên cả nước ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, trong đó 54,6% số trường thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử lý vi phạm hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra công tác thi tại Nghệ An. Ảnh: Hồ Phương
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra công tác thi tại Nghệ An. Ảnh: Hồ Phương
Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số bộ quy tắc ứng xử trong các trường học có tính hình thức, nội dung chưa đầy đủ, chung chung, dẫn tới việc triển khai quy tắc ứng xử nhiều nơi chưa thực chất, hiệu quả, chưa phát huy tác dụng trong việc xây dựng văn hóa học đường.
Bên cạnh đó, tác động của cơ chế thị trường cũng đã ảnh hưởng đến môi trường học đường. Vì thế một số nơi vẫn có tình trạng giáo viên, học sinh thiếu chuẩn mực trong ứng xử, vi phạm đạo đức nhà giáo... làm ảnh hưởng đến thể chất tinh thần học sinh, môi trường giáo dục.
Trong bối cảnh đó, việc ban hành Thông tư 06 sẽ là một thiết chế quan trọng để các nhà trường tăng cường nền nếp, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng văn hóa trường học; trong đó xác định vai trò, trách nhiệm, quy định ứng xử cụ thể cho tất cả các chủ thể, nhất là vai trò nêu gương của cán bộ quản lý trường học, giáo viên.
Tiết học của học sinh Trường PT DTBT THCS Hội Nga - Quỳ Châu. Ảnh: Mỹ Hà
Tiết học của học sinh Trường PT DTBT THCS Hội Nga - Quỳ Châu. Ảnh: Mỹ Hà
PV: Với khá nhiều các quy định về trang phục, ứng xử, ngôn ngữ và cả sử dụng mạng xã hội. Thứ trưởng có cho rằng, quy tắc này đang làm “khó” giáo viên và nhà trường?
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa: Khi xây dựng quy định này, chúng tôi đã rất cân nhắc và tham khảo các luật, quy định có liên quan. Đồng thời, tham khảo những đánh giá, khảo sát khách quan về tác động của việc sử dụng mạng xã hội đối với giới trẻ, trong đó có học sinh.
Việc thực hiện Thông tư 06 như thế nào thì hãy để nó kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhưng Thông tư 06 chính là để phát huy dân chủ trong nhà trường và cũng tạo được mối quan hệ giữa các chủ thể như nhà giáo, cán bộ quản lý, người học, phụ huynh và với môi trường, với chính bản thân mình trên cơ sở các giá trị cốt lõi là tôn trọng, trách nhiệm, nhân ái, trung thực và hợp tác.
Học sinh Trường THPT Hà Huy Tập tìm hiểu về vấn đề an ninh mạng. Ảnh: Mỹ Hà
Học sinh Trường THPT Hà Huy Tập tìm hiểu về vấn đề an ninh mạng. Ảnh: Mỹ Hà
Khi mà tất cả các chủ thể thể hiện được các giá trị cốt lõi trong ứng xử của mình thì chúng tôi tin rằng các nhà trường chúng ta sẽ xây dựng được môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh tạo môi trường thuận lợi để học sinh học tập, rèn luyện và được phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực. Và đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của Thông tư 06.
PV: Để bộ quy tắc thực sự phát huy hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có cơ chế giám sát như thế nào để lâu dài bộ quy tắc sẽ trở thành một căn cứ quan trọng nhằm xây dựng văn hóa trong các trường học hiện nay?
 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa: Trong Thông tư 06 Bộ chỉ quy định mang tính chất khung và sẽ giao trách nhiệm cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử với sự tham gia của cán bộ, nhà giáo, người quản lý và cả cha mẹ học sinh. Việc tham gia xây dựng đảm bảo bộ quy tắc được thực hiện một cách dân chủ trong nhà trường và góp phần xây dựng văn hóa trong nhà trường an toàn, lành mạnh và đúng quy chế.
Giờ ngoại khóa của học sinh Trường THCS Cửa Nam - thành phố Vinh. Ảnh: Đức Anh
Giờ ngoại khóa của học sinh Trường THCS Cửa Nam - thành phố Vinh. Ảnh: Đức Anh
Để đảm bảo thực hiện đúng quy tắc này thì các Sở Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường kiểm tra, giám sát trên địa bàn của mình. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có kiểm tra, giám sát một cách ngẫu nhiên để thấy được quá trình thực hiện ở các địa phương và có thể thực hiện tốt hơn chức năng quản lý. 
Vừa rồi chúng tôi khảo sát ở một số địa phương và thấy một số đơn vị triển khai khá nhanh và đã có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Còn bộ quy tắc ứng xử đi vào cuộc sống như thế nào thì chúng tôi nghĩ còn chờ thời gian để các sở triển khai và chúng tôi vẫn tổ chức các hội nghị, hội thảo và sẽ có những điều chỉnh nếu có những điều chưa phù hợp.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.