Tia nước bắn ra từ cực nam vệ tinh của sao Mộc
Các nhà khoa học Mỹ hôm 13/12 cho biết quan sát thu được từ kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện các tia nước phun ra từ cực nam của Europa, vệ tinh phủ băng của sao Mộc.
Ảnh đồ họa mô phỏng các tia nước bắn ra từ cực Nam của Europa. Ảnh: NASA |
Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, nhóm nghiên cứu phát hiện một luồng hơi nước cao 200km bắn ra từ vùng cực nam của Europa vào tháng 12/2012.
Kurt Retherford, chuyên nghiên cứu hành tinh thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam, Mỹ, cho biết nếu điều này được xác nhận, phát hiện mới sẽ tác động rất lớn tới các đánh giá của giới khoa học cho rằng Europa có những điều kiện cơ bản để tồn tại sự sống như Trái Đất. Hiện tượng tia nước phun ra từ cực nam của hành tinh này chỉ được nhìn thấy tại một điểm duy nhất.
Trong khi đó, quá trình quan sát của Hubble tại khu vực nói trên hồi tháng 10/1999 và tháng 11/2012, không phát hiện ra điều này. Trước đó, tàu vũ trụ Galileo đã 9 lần đi qua Europa vào cuối những năm 1990, nhưng cũng không phát hiện thấy các tia nước.
Nhóm nhà khoa học tin rằng hơi nước có thể thoát ra từ các vết nứt trong băng ở vùng cực nam của Europa, vốn có thể mở ra nhờ ứng suất hấp dẫn vào thời điểm nó cách xa sao Mộc nhất.
Khi Europa gần sao Mộc, nó sẽ nhận ứng suất, các cực nổ kêu lóc bóc và các vết nứt đóng lại. Sau đó, khi Europa di chuyển xa sao Mộc, hiện tượng nổ sẽ không xuất hiện nữa và các cực sẽ di chuyển ra ngoài. Lúc này các vết nứt sẽ được mở. Các tia nước rất có thể là kết quả của nhiệt ma sát từ sự cọ xát các khối băng, hoặc cũng có thể do sự tác động từ sao chổi định giờ tình cờ.
Những tia nước tương tự cũng được phát hiện trên vệ tinh Enceladus của sao Thổ, vì nó có lực hấp dẫn thấp hơn Europa tới 12 lần, và có thể bắn những tia nước của nó xa hơn vào không gian.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục theo dõi hiện tượng trên trước khi công bố phát hiện mới trên toàn cầu.
Theo Vietnam+