Tiến sỹ Nguyễn Thái Tự và công trình khoa học đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh

(Baonghean) - 50 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, với 72 công trình và 10 đầu sách đã được công bố, hàng trăm bài phát biểu tại các cuộc hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, bài luận tốt nghiệp ra trường khi còn là sinh viên tổng hợp đến công trình khoa học được Giải thưởng Hồ Chí Minh..., tất cả đều nghiên cứu về loài cá nước ngọt. Suốt cuộc đời làm khoa học của mình, TS Nguyễn Thái Tự gắn bó với những cuộc tìm kiếm các loài cá...


Luôn nỗ lực vì một nguyên lý...


TS. Nguyễn Thái Tự sinh năm 1937 trong một gia đình có 7 anh chị em ở xã Yên Sơn (Đô Lương). Năm 1950 ông vào học trường Quốc học Vinh (nay là Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng), lúc bấy giờ đóng ở xã Bạch Ngọc huyện Đô Lương. Vì thành phần gia đình bị quy sai, việc học của ông bị gián đoạn trong 3 năm. Sau 3 năm ở nhà cày ruộng, ông mới được tiếp tục học lên bậc THPT ở Vinh. "Những năm tháng học THPT ở Vinh vất vả, cơ cực lắm. Tôi cùng người em trai phải làm công nhật để lấy tiền trọ học. Nhưng chính gian khổ đã rèn cho chúng tôi ý chí, nghị lực vươn lên..." - ông bộc bạch.


  Tiến sỹ Nguyễn Thái Tự và công trình khoa học đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh ảnh 1

           Thầy Nguyễn Thái Tự cùng sinh viên nghiên cứu khoa học

Năm 1959, ông thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp, khoa Vạn vật học. Học hết năm thứ 3 đại học, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông cùng một số đồng nghiệp khác được điều động về giảng dạy tại khoa Sinh Trường ĐHSP Vinh (nay là Trường ĐH Vinh). 40 năm đứng trên bục giảng, ông luôn ghi nhớ lời dạy của GS, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu: "Kết hợp giữa giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và thực tiễn". Những bài giảng của ông không dừng lại ở những kiến thức lý thuyết suông mà luôn gắn với những công trình, những nghiên cứu khoa học. Ông chia sinh viên thành nhiều nhóm nhỏ, đưa họ đi thực địa, đi khảo sát; cùng ông mày mò trong các phòng thí nghiệm... Bao lớp sinh viên đã trưởng thành nhờ cách giảng dạy đó của ông, nhiều sinh viên trong quá trình học đã trở thành những cộng sự đắc lực trong các công trình nghiên cứu khoa học của ông, nhiều người sau này đã trở thành những nhà khoa học nổi tiếng, những giảng viên có tầm...


Suốt đời tìm cá...


Trong gian phòng khách chật hẹp của ông không có những vật trang trí như bình hoa, chậu cảnh, tranh thêu, mà thay vào đó là giá sách, tạp chí nghiên cứu, là những bình, lọ, ống nghiệm đựng các mẫu vật về các cá thể cá. Đó như là một "bảo tàng" thu nhỏ về các loài cá nước ngọt: cá chép ở sông Lam, cá lá giang ở Vũ Quang (Hà Tĩnh), cá ton (Phong Nha, Kẻ Bàng), cá chình, cá bù... Sau nhiều năm nghiên cứu về cá nước ngọt, Tiến sỹ Nguyễn Thái Tự đã sưu tầm được 150 cá thể cá (trong tổng số 500 loài của Việt Nam) ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và 157 loài cá trên lưu vực sông Lam.


Tên tuổi của ông gắn với những công trình về cá: "Cá nước ngọt sông Lam", "Bảo tồn tính độc đáo và quý báu của đa dạng sinh học cá vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB)", "Nguồn lợi cá và bảo vệ loài cá ở Vũ Quang (Hà Tĩnh)", "Khu hệ cá Bến En"; "Một họ cá, một khu địa động vật quan trọng với nghề cá Việt Nam"... Những công trình đó là kết quả của bao nhiêu chuyến cơm đùm, cơm nắm vượt suối băng rừng, lặn lội khắp các con suối, con sông, lăn lộn ở các chợ nông thôn của miền Trung để tìm... cá. Hàng năm trời, ông đi nhờ thuyền của những hợp tác xã đánh bắt cá trong tỉnh, rong ruổi cùng ngư dân trên những con thuyền kéo chài, quăng lưới, lội suối cùng bà con để bắt cá...

Đó là quãng thời gian cả tháng trời cùng ngư dân ăn cơm nắm, ngủ rừng trong núi đá vôi Phong Nha, Kẻ Bàng, là những chuyến theo dân vạn chài Nam Đàn, Thanh Chương để nghiên cứu về loại cá có tên là "cứt cò". Đáng nhớ nhất là cuộc săn tìm cá chình ở đập Thủy điện Sai Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Ông kể: "Năm 1937, nhà khoa học Pháp Chevey tìm được cá chình ở ngoại thành Hà Nội. Sau đó, nhiều nhà khoa học cất công tìm kiếm nhưng không thành. Bản thân tôi cũng săn tìm nhưng thất vọng. Đến năm 1976, nghe tin một số ngư dân ở Hà Tĩnh bắt được cá chình, mừng hơn được vàng, tôi bắt xe vào đến tận nơi nhưng cá đã bị làm thịt và kho làm thức ăn. Mùa nước cạn năm sau đó, tôi cùng các sinh viên lại lặn lội vào đập thủy điện Sai Phố để tìm cá chình. Đợt ấy, nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, đập Thủy điện đóng cửa, ngăn dòng, nước trong khe rút hết, nước đổi dòng, cá chình ở khe bơi ra và chúng tôi bắt được loài cá bấy lâu nay mong ước. Hiện cá thể cá chình này đang được lưu giữ tại Trường ĐH Vinh...


Những con cá không tên nhỏ li ti, những loài mà ngư dân gọi là "cá đục, cá còm" qua công sức nghiên cứu của ông đã được định danh bằng tên khoa học quốc tế, trở thành tư liệu giao lưu về cá trên phạm vi quốc tế...


"Ý tưởng nghiên cứu về cá, xem nó có lợi gì, loài cá nào quý hiếm, loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng, nguồn gốc, xuất xứ, đặc tính của từng loài, nó ảnh hưởng như thế nào đối với đa dạng sinh học, với nghề cá của các địa phương... đeo đẳng trong tôi từ lâu. Nhưng phải đến những năm 1964, việc tham gia đoàn điều tra động vật và ký sinh trùng do cố GS Đặng Văn Ngữ, Đào Văn Tiến chỉ đạo đã thôi thúc tôi bắt tay vào nghiên cứu. Sau công trình "Cá sông Lam" là hàng loạt bài viết, công trình nghiên cứu khoa học về cá nước ngọt." Ông chia sẻ.


Và đỉnh cao của các
công trình khoa học


Giải thưởng Hồ Chí Minh là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được tổ chức 5 năm một lần nhằm tôn vinh các nhà khoa học, tác giả công trình khoa học công nghệ xuất sắc, có giá trị trong thực tiễn. Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 có 12 công trình, cụm công trình thuộc 5 lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học Y dược được trao tặng. TS Nguyễn Thái Tự vinh dự là đại diện duy nhất của tỉnh Nghệ An được nhận giải thưởng đợt này.


Cụm công trình được vinh danh lần này có tên "Động vật chí Việt Nam và thực vật chí Việt Nam , sách đỏ và danh lục đỏ Việt Nam ". Đây là công trình lớn liên quan đến nhiều đề tài khoa học do 45 tác giả và 77 cộng sự đóng góp. Riêng TS Nguyễn Thái Tự đã đóng góp phần nghiên cứu chuyên sâu về cá nước ngọt. Đây là công trình mang tầm quốc gia và quốc tế và là kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu về cá nước ngọt trong suốt một quá trình lâu dài từ đầu thế kỷ tới nay.

Công trình có giá trị trên nhiều lĩnh vực: là tài liệu chuẩn, tương đối đầy đủ để sử dụng vào các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi đánh bắt cá có giá trị kinh tế. Các dữ liệu chính xác phân loại học, phân bố, sinh học sinh thái của các loài là cơ sở cần thiết để sử dụng vào nghiên cứu các biện pháp sử dụng các đối tượng có giá trị kinh tế. Chẳng hạn qua công trình nghiên cứu của mình, ông đã phát hiện và chứng minh được Phong Nha Kẻ Bàng chính là chiếc nôi thứ 4 trên thế giới sản sinh ra loài cá chép, cá diếc, góp phần khẳng định Phong Nha, Kẻ Bàng là di sản của nhân loại. Hay việc phát hiện ra các loại cá quý hiếm như cá ton, cá chình... có giá trị xuất khẩu cao; phát hiện ra cá bù sông Lam, cá lá giang ở chân thác Vũ Môn (Vũ Quang, Hà Tĩnh) là những loài mới chỉ có ở vùng này...


Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của ông còn phát hiện ra những loài thuộc danh mục sách đỏ Việt Nam, là cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ các loài cá đã được đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên, góp phần phục vụ bảo tồn thiên nhiên, góp phần đa dạng sinh học cho các vườn quốc gia.


75 tuổi, gần 50 năm dành cho nghiên cứu khoa học về loài cá nước ngọt, nhưng TS Nguyễn Thái Tự vẫn còn rất nhiều dự định, ấp ủ nhiều đề tài khác về cá, và có nghĩa, cuộc tìm kiếm, niềm đam mê với cá vẫn chưa dừng lại...

Thanh Phúc - Thảo Nhi

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.