(Baonghean.vn) - Nguyễn Nghĩa Tài không phải là nhân vật xa lạ với độc giả Báo Nghệ An. Trên giai phẩm Xuân Kỷ Hợi năm 2019, chàng tiến sĩ công nghệ điện tử quê ở Đô Lương, hiện đang làm việc tại một công ty trong lĩnh vực công nghiệp không gian, trụ sở đóng tại thung lũng Silicon (Mỹ) đã chia sẻ nhiều điều về bản thân, về gia đình, quê hương và thành tựu trong nghề nghiệp có phần đặc biệt của mình. Lần này, anh mang đến câu chuyện khác. Câu chuyện về những nỗ lực kết nối thế hệ trẻ em chảy trong mình dòng máu Việt đang sinh sống tại nước ngoài với nguồn cội, thông qua dự án Stories of Vietnam.
(Baonghean.vn) - Quyết liệt thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An; Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở Cửa Lò, Diễn Châu và Kỳ Sơn; Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười, thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương; Xét xử vụ án "mẹ bán con"... là những thông tin nổi bật ngày 24/11.
(Baonghean.vn) - Tân Kỳ là một huyện miền núi, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn khá nhiều khó khăn. Tuy vậy, thời điểm này, việc triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 1 trên địa bàn đang được thực hiện khá thuận lợi. Kết quả này là cố gắng sau nhiều nỗ lực về đổi mới, linh hoạt trong quá trình triển khai.
Bà Kolmakova Ekaterina Valerievna quốc tịch Ucraina đã theo chồng là Phạm Nhật Vũ về Việt Nam sinh sống khoảng 15 năm nay và bà nói tiếng Việt rất tốt. Tại phiên tòa xét xử hai cựu Bộ trưởng Bộ TTTT và chồng mình, người phụ này cho biết, khi sự việc xảy ra, bà chứng kiến ông Vũ không trốn tránh mà ở lại chịu trách nhiệm.
(Baonghean.vn) - Không chỉ xinh đẹp, Naotrue Alingyang còn là một học viên xuất sắc của Khóa đào tạo tiếng Việt cơ sở do Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An tổ chức trong năm học 2018 – 2019.
Chứng kiến nhiều gia đình người Việt sống tại Mỹ quên dạy tiếng quê hương cho con, để rồi khi con trưởng thành, cha mẹ con cái xa cách vì bất đồng ngôn ngữ, con không coi trọng nguồn cội, chị Phan Quỳnh (39 tuổi, một Việt kiều sống tại Florida, Mỹ) nhận ra mình không được đi theo vết xe đổ này. Dưới đây là chia sẻ của chị:
Bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Viện Ngôn ngữ học) chia sẻ một góc nhìn về vấn đề dạy tiếng mẹ đẻ trong năm đầu cấp tiểu học từ thực tế của Úc, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
(Baonghean.vn) - Qua triển khai nhân rộng ở Nghệ An, chương trình Tiếng Việt công nghệ đã đem đến nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, để chương trình hoàn thiện hơn thì đang cần những điều chỉnh để gần gũi với đối tượng học trò, sát với văn hóa người Việt và giảm tải áp lực.
(Baonghean.vn) - Gần đây, sau khi một clip về cách dạy và học tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục (CNGD) được đưa lên mạng, đã xuất hiện một làn sóng tranh luận sôi nổi chưa từng thấy. Phụ huynh thì nặng lời phản bác, vài tên tuổi trong làng giải trí nhanh nhảu chế các clip giễu cợt, vài cá nhân đã cực đoan chỉ trích cách học vần CNGD là “vô ích”...
Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2018 - 2019, tiếp tục triển khai tài liệu tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục ở những địa phương đang triển khai theo nguyên tắc tự nguyện nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
(Baonghean.vn) - Cách đánh vần theo SGK Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đã được dạy trong các trường thực nghiệm bốn mươi năm nay; không nên vì một nhược điểm nhỏ mà phủ nhận những ưu trội khác của phương pháp này.
(Baonghean) - Mấy ngày vừa qua người ta xôn xao bàn tán về một cách đánh vần lạ xuất hiện trong các trường tiểu học. Nó lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, kéo theo những cuộc tranh cãi bất tận.
Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội thảo về xây dựng quy định chính tả trong chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới nhằm giảm tối đa tình trạng mỗi nơi viết một kiểu.
Khi phần 1 bản đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS. TS Bùi Hiền (phần phụ âm) được công bố trên truyền thông, công luận đã có những phản ứng trái chiều, trong đó nghiêng về phản đối. Bài viết sau đây cũng là nối tiếp mạch suy nghĩ ấy khi PGS Bùi Hiền công bố tiếp phần 2 bản đề xuất với những cải tiến về hệ thống nguyên âm tiếng Việt.
Trong khi dư luận "dậy sóng" về phần một cải tiến phụ âm "Tiếq Việt" chưa lâu, PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu 40 năm và quyết định công bố phần 2 (trọn vẹn công trình) sớm hơn dự định.