Tiêu chuẩn để trở thành đặc công biển Việt Nam

Để trở thành đặc công biển Việt Nam, ngoài yêu cầu thể lực - sức khỏe hơn người, những chiến sỹ còn phải có thần kinh tiền đình cực tốt.
Tiêu chuẩn khắt khe
Ngoài những tiêu chuẩn để trở thành đặc công biển nói trên, những đặc công biển phải bơi được ít nhất là 12 km trên biển và lặn trong 3 phút. Được biết, 98% quân số các đơn vị được tuyển chọn từ các tỉnh ven biển theo các yêu cầu đặc biệt, cao hơn hẳn các quân binh chủng khác.
Yếu tố sức khỏe là quan trọng nhất đầu vào. Để thành chiến đấu viên của lực lượng đặc công biển, phải tuyển chọn khắt khe như vào phi công, bộ đội tàu ngầm.
Không chỉ có quy trình tuyển chọn khắt khe, ngay tiêu chuẩn ăn của lực lượng này cũng đặc biệt với 4 chế độ khác nhau, dành cho bộ binh, đặc công nước - chống khủng bố, đặc công người nhái và hải đội tàu.
Đặc thù nhiệm vụ đó đòi hỏi việc khám tuyển đặc công người nhái phải được thực hiện rất khắt khe. Chiều cao đặc công người nhái không dưới 1,65 m; trọng lượng cơ thể không dưới 52 kg; lực bóp tay yếu nhất không dưới 35 kg; lực kéo không dưới 200% trọng lượng cơ thể…
Đặc công biển Việt Nam trước giờ huấn luyện.
Đặc công biển Việt Nam trước giờ huấn luyện.
Ngoài ra, để có thể làm đặc công người nhái, các ứng viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chức năng sinh lý về hệ tim mạch, hệ hô hấp, mắt, tiêu hóa…
Đặc công nước đã đặc biệt và lực lượng đặc công biển còn đặc biệt hơn, bởi ngoài các nội dung huấn luyện, rèn luyện như đặc công nước, họ còn phải huấn luyện những bài tập riêng.
Tính nguy hiểm của đặc công biển rất cao, nhất là phải đối mặt với các loại sinh vật biển nguy hiểm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc công người nhái phải đặc biệt dũng cảm; kỹ, chiến thuật đặc biệt điêu luyện; thể lực đặc biệt dẻo dai và đặc biệt mưu trí, thông minh, linh hoạt.
Đặc công biển ít, quý và đặc biệt cần thiết nhưng tuổi nghề không dài. Thường thì độ tuổi để có sức khỏe tốt nhất cho đặc công biển hoàn thành nhiệm vụ không quá 35 tuổi hoặc cùng lắm đến 40 tuổi.
Quá trình khổ luyện
Để trở thành chiến sĩ đặc công biển thực thụ, công tác đào tạo phải mất 2 năm. Kỹ năng của những người nhái đặc công cần phải có: Bơi không tiếng động liên tục tối thiểu 10km, lặn xa tối đa 1.000 m, chịu sóng cực tốt để có thể lặn sâu và đi máy bay hay tàu ngầm đều được.
Đặc công nước Việt Nam còn phải biết biết sử dụng thuần thục những vũ khí hạng nặng để tấn công khi nước ngoài xâm phạm lãnh hải, trong tình huống khó khăn nhất có thể ngụy trang chỉ trong 1-2 phút. Để bộ đội có thể bơi liên tục từ 12-15km trên biển, các chiến sĩ phải mất rất nhiều công sức huấn luyện cả thể chất lẫn tinh thần.
Cán bộ các cấp thường xuyên theo sát, cùng tập, cùng lặn, cùng bơi với chiến sỹ; tổ chức huấn luyện thực hành ngày đêm, kỹ thuật vượt qua dòng chảy, lách tránh sinh vật biển và rèn cả phương pháp xử trí khi bị trầy xước không để chảy máu thu hút những loài vật nguy hiểm bám theo.
Tất cả những kỹ năng đó người chiến sỹ đặc công nước phải thuần thục, độc lập xử trí để bảo đảm an toàn, hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác, hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất.
Khắc nghiệt nhất của khóa huấn luyện là "ép nhái". Chiến sỹ được đưa vào một buồng tăng, giảm áp, điều chỉnh áp suất bằng với áp suất nước biển ở độ sâu tương ứng.
Quy trình này được tuân thủ nghiêm ngặt để rèn luyện sức chịu đựng của bộ đội khi lặn ở từng độ sâu khác nhau. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất để có thể lựa chọn được những người nhái đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong buồng tăng, giảm áp, sức ép sẽ làm cho lồng ngực có cảm giác như sắp vỡ tung ra, gây khó thở, khó chịu vô cùng. Nhưng đã là người nhái thì nhất thiết phải trải qua công đoạn này mới có thể lặn được ở độ sâu hàng chục mét, nếu không sẽ hy sinh bất cứ lúc nào khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.
Theo Baodatviet

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.