Tổ chức Cách mạng Mác xít đầu tiên

22/04/2011 18:06

Sau một thời gian làm việc ở Ban Phương Đông - Quốc tế Cộng sản, đầu tháng 01-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Để công việc thuận tiện và đảm bảo bí mật, Người lấy bí danh là Lý Thụy và hoạt động dưới danh nghĩa làphiên dịch viên của Đoàn cố vấn Xô Viết.

Sau một thời gian làm việc ở Ban Phương Đông - Quốc tế Cộng sản, đầu tháng 01-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Để công việc thuận tiện và đảm bảo bí mật, Người lấy bí danh là Lý Thụy và hoạt động dưới danh nghĩa làphiên dịch viên của Đoàn cố vấn Xô Viết.

Quảng Châu là nơi tập trung nhiều người Việt Nam yêu nước đang sinh sống và học tập. Nguyễn Ái Quốc tìm mọi cách để gặp gỡ và trao đổi với họ, trong đó có cụ Phan Bội Châu, một bậc tiền bối và cũng là một đồng hương.

Biết tiếng Nguyễn Ái Quốc từ khá lâu nên khi gặp nhau, cụ Phan đưa Nguyễn Ái Quốc xem bản kế hoạch, chương trình của mình để trao đổi và đóng góp ý kiến. Nguyễn Ái Quốc góp ý xong, cụ Phan chưa kịp sửa thì đã bị mật thám Pháp bắt. Các sử gia đánh giá cuộc gặp gỡ, trao đổi ý kiến giữa cụ Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc là cuộc chuyển giao của hai thế hệ cách mạng.


Qua tiếp xúc với những thanh niên Việt Nam tại Quảng Châu, Người nhận thấy họ là những người hết mực yêu nước, thương dân, sΩn sàng hy sinh cho quyền lợi của Tổ quốc nhưng hiểu biết về chính trị còn hạn chế, còn ấu trĩ trong việc tổ chức đấu tranh.

Từ đó, Nguyễn Ái Quốc tập hợp họ thành một mối, mở các lớp bồi dưỡng về chính trị và phương pháp tổ chức đấu tranh. Trên cơ sở đó, vào tháng 6-1925, Người thành lập tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội" ra đời với mục đích "Làm cuộc cách mệnh dân tộc (đuổi Pháp, giành độc lập), sau đó làm cuộc cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc, thực hiện chủ nghĩa cộng sản)".

Thực chất, đây là một tổ chức chính trị hoạt động theo khuynh hướng Mác-xít, nằm trong Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Thời gian này, Nguyễn Ái Quốc ra sức tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện lực lượng cán bộ, trang bị kiến thức lý luận và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh để làm nòng cốt cho phong trào cách mạng trong nước sau này.


Ý thức được sức mạnh của báo chí đối với công tác tuyên truyền, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, ngày 21-6-1925, Người chủ trương sáng lập tờ báo "Thanh niên", là tiếng nói của "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội". Sau đó, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí của mình cho ra đời một số tờ báo khác như "Lính cách mệnh", "Công - Nông Việt Nam tiền phong".

Các tờ báo này được bí mật chuyển về nước để tuyên truyền đường lối cách mạng tới đông đảo quần chúng nhân dân. Thời kỳ này, Người còn tập hợp và hoàn thiện tác phẩm "Đường cách mệnh" (xuất bản đầu năm 1027 tại Quảng Châu) thể hiện quan điểm, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc dựa trên việc phát huy tình đoàn kết quốc tế vô sản, đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lê nin.


Tháng 2-1927, ở Trung Quốc, bè lũ Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc đảo chính phản cách mạng. Trước tình hình bất lợi đó, Nguyễn Ái Quốc phải tìm đường rời Quảng Châu, qua Hương Cảng để trở lại đất nước Xô Viết. Tại đây, Người có thời gian để nghiên cứu và nhìn nhận những bài học xương máu về phương pháp tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng.


Công Kiên

Mới nhất
x
Tổ chức Cách mạng Mác xít đầu tiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO