Tô đậm tình hữu nghị Việt - Lào
(Baonghean) - Họ - những thành viên của đội khảo sát và thi công với nhiệm vụ tăng dày và tôn tạo cột mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên địa bàn Nghệ An. Mặc dầu "sinh sau, đẻ muộn" (từ tháng 8/2010), nhưng Đội cắm mốc số 2 lại phụ trách đoạn đường biên dài 155 km với rất nhiều khó khăn, gian khổ.
Những người đến với Đội cắm mốc số 2 đều xuất thân từ rất nhiều công việc khác nhau, ngoại trừ lực lượng biên phòng là không thể thiếu, và đã quen với ngược rừng, đạp núi đường biên, còn cơ bản là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật... đều chưa quen thung thổ vùng cao, nên khó khăn là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng xác định nhiệm vụ tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới Việt
Để đảm bảo kế hoạch đến năm 2012, tỉnh Nghệ An (Việt Nam) và tỉnh Bô ly khăm xay (Lào), hoàn thành tôn tạo, tăng dày và cắm 39 vị trí mốc trên tổng số 39 mốc trên thực địa, những người "lính" Đội cắm mốc số 2 (ĐCM2) đã phải trần mình hứng chịu tất cả sự khắc nghiệt, nguy hiểm của khí hậu mùa khô, mùa mưa, hứng chịu đủ loại sên, vắt, côn trùng để khảo sát, thiết kế và thi công trọn vẹn từng cột mốc. Cho đến khi, chạm tay vào một phần Tổ quốc hiện hữu nơi cột mốc đã được hình thành, họ mới vợi đi một phần nhiệm vụ. Bước chân họ lại đi dưới những cánh rừng già bất tận chưa có dấu chân người, trên những đỉnh núi ngút ngàn, xanh thẫm, bởi rất nhiều mốc giới chưa được định hình đang còn chờ đợi.
Từ năm 2010 đến nay, ĐCM2 đã tổ chức triển khai một số đợt công tác khảo sát đơn phương và song phương, giám sát thi công xây dựng mốc. Trong đó công tác khảo sát song phương được 31/39 mốc, quá trình tổ chức khảo sát đơn phương và song phương, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, phương tiện, trang thiết bị. Giám sát thi công xây dựng được 20/39 mốc, trong đó có 5 mốc trung và 15 mốc tiểu.
Những con số trên đã nói lên biết bao vất vả, gian lao hàng năm trời của người làm công tác căm mốc cả 2 phía Việt Nam-Lào. Qua đó, lại càng tô đậm thêm tình hữu nghi lâu đời của 2 quốc gia "núi liền núi, sông liền sông".
Trần Hải