Toàn cảnh Thế giới 2014- Bài cuối: Kịch bản nào cho năm 2015?

(Baonghean) - Nhìn lại 365 ngày, có thể nói năm 2014 là năm đầy bất trắc, rủi ro, bất an và hỗn loạn trên tất cả các lĩnh vực! Trên bình diện khu vực, bức tranh sáng, tối đan xen. Khu vực Mỹ Latin tương đối yên tĩnh, trong khi đó khu vực Bắc Phi xung đột đẫm máu ở Tunisia và Lybia… Liệu 2015 “thời tiết” kinh tế, chính trị, an ninh trên thế giới có sáng sủa hơn 2014?
Liên quân Mỹ dội bom xuống các mục tiêu của IS ở Thị trấn Kobani tại Syria. Ảnh: Reuters
Liên quân Mỹ dội bom xuống các mục tiêu của IS ở Thị trấn Kobani tại Syria. Ảnh: Reuters
Điểm nóng khu vực
Nói đến các điểm nóng khu vực, thường người ta nghĩ đến Bắc Phi, Trung Đông - Nam Á, Đông Á và Mỹ Latin.
Năm 2014, Mỹ Latin tương đối yên tĩnh, ngoại trừ cuộc xung đột đổ máu ngày 12/2/2014. Người quan sát cần chú ý: lực lượng đối lập ở Venezuela cũng như ở Ukraine, Syria được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, hỗ trợ mọi mặt nhằm lật đổ các Tổng thống được bầu hợp hiến Madruro, Yanukovich, Bashar al Assad. Những người chết trong vụ đụng độ đẫm máu ngày 12/2/2014 ở Venezuela không phải do cảnh sát và an ninh gây ra, mà các tay súng bắn tỉa được Mỹ huấn luyện bắn vào người biểu tình rồi đổ vấy cho chính quyền Madruro đàn áp, tàn sát, từ đó tạo cớ để lật đổ chính quyền hợp pháp, hợp hiến. Cuộc đụng độ đẫm máu từ ngày 18 - 20/2/2014 ở Kiev (Ukraine) cũng theo kịch bản của Mỹ như ở Venezuela.
Năm 2014, một màu đen xám xịt phủ kín bầu trời Bắc Phi với các hoạt động khủng bố xảy ra liên tiếp ở nhiều nước và tình trạng xung đột đẫm máu ở Tunisia và Lybia. Sau 3 năm cái gọi là “mùa Xuân Ả rập”, nhân dân Tunisia, Lybia, Ai Cập không những không được sống bình yên mà chìm sâu vào khó khăn, bất ổn.
Tại Đông Á, quan hệ hai miền Bắc – Nam Triều Tiên luôn được sự quan tâm của dư luận quốc tế. Năm 2014, tại bán đảo Triều Tiên không có gì đặc biệt. Hàn Quốc tập trận với Mỹ và CHDCND Triều Tiên đưa ra đe dọa “hủy diệt kẻ thù”. Đó là điệp khúc lặp đi lặp lại, nghe quen dần, rồi đâu vẫn vào đấy. Người nắm quyền ở Bình Nhưỡng có tính khí thất thường như bão tố ở Philippine, rất khó đoán định cái gì sẽ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Năm 2014, nói đến điểm nóng khu vực, không thể không đề cập đến “Phong trào chiếm trung tâm” của sinh viên Hồng Kông kéo dài từ 28/9/2014 đến đầu tháng 12/2014. Đến nay, phong trào này đã thoái trào, nhưng hậu quả của nó đối với Trung Quốc thì rất lớn và còn kéo dài. “Phong trào chiếm trung tâm” của sinh viên Hồng Kông bất kể vì mục đích, động cơ gì cũng tác động rất lớn đến 23 triệu người Đài Loan trong việc lựa chọn con đường phát triển: “Một nước hai chế độ” như Hồng Kông hay độc lập (không nhập vào đại lục).
Việc Quốc dân Đảng cầm quyền (thân Bắc Kinh) thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương tháng 11/2014 là “quả đắng” mọc ra từ “cây” “Phong trào chiếm trung tâm” ở Hồng Kông, và điều đó báo một điềm xấu đối với Quốc dân Đảng trong cuộc bầu cử người nắm quyền lực tại hòn đảo này vào năm 2016.
Năm 2014, nóng nhất thế giới là khu vực Trung Đông - Nam Á, với cuộc xung đột Israel - Palestine và cuộc chiến chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo IS.
Cuộc tấn công 50 ngày đêm (từ 8/7/2014), chủ yếu tên lửa của Israel bắn vào lực lượng Hamas ở dải Gaza làm hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, phá hủy hàng chục ngàn ngôi nhà, khiến hàng trăm ngàn người không có nơi ở, tổng thiệt hại hơn 10 tỷ dola. Đây là cuộc chiến đẫm máu nhất kể từ 2001 đến nay.
Ngày 10/6/2014, Nhà nước Hồi giáo IS đánh chiếm Mosul – thành phố lớn thứ hai của Iraq và trực tiếp đe dọa sự tồn tại của chính quyền Maliki. Nếu chính quyền Maliki sụp đổ và Iraq rơi vào tay IS sẽ là một thảm họa không chỉ đối với khu vực Trung Đông, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, an toàn của Mỹ và các đồng minh.
Có thể nói, nếu chính quyền “Bush con” không tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Iraq tháng 3/2003 thì chắc chắn không có IS. IS là sản phẩm tất yếu của cuộc chiến lật đổ chính quyền S.Hussein. Trong 3 năm (2011 – 2013), Mỹ và các đồng minh đã hậu thuẫn, hỗ trợ mọi mặt cho IS để IS tiến hành cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al Assad ở Syria.
Lịch sử chứng minh: Kẻ gieo gió ắt gặp bão.
Những năm 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã hậu thuẫn và hỗ trợ mọi mặt cho Taliban để chống Liên Xô ở Afganistan, rồi sau đó (khi Liên Xô rút khỏi Afganistan) Taliban và Al Qaeda quay lại chống Mỹ.
Hiện nay, IS do Mỹ đẻ ra, một thời hỗ trợ, “vỗ béo” để IS chống lại Bashar al Assad, rồi IS lại quay mũi súng nhằm thẳng vào Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Mục tiêu chính yếu của Mỹ không phải là tiêu diệt IS, Mỹ sử dụng cuộc chiến chống IS như một cái cớ, như một phương tiện để hướng đến việc loại bỏ chính quyền Bashar al Assad ở Syria. Nói cách khác, thông qua cuộc chiến chống IS để loại bỏ Bashar al Assad, từ đó đe dọa trực tiếp đối với Iran, buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu gồm có 60 quốc gia, trong đó 10 quốc gia nòng cốt. Nhìn bề ngoài có vẻ đông đảo, hùng mạnh, nhưng giữa các nước trong liên minh có động cơ, mục đích tham chiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Mỹ và đồng minh hỗ trợ cho cái gọi là “lực lượng ôn hòa” trong đội quân ô hợp chống chính quyền Bashar al Assad. Ở Syria, các lực lượng chống chính quyền Bashar al Assad luôn mâu thuẫn nhau, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau, lại tồn tại xen kẽ, cài răng lược với nhau, cái gọi là “lực lượng ôn hòa” không có một lãnh địa riêng để Mỹ và đồng minh hậu thuẫn, hỗ trợ.
Do đó, việc Mỹ và đồng minh không kích IS ở Syria sẽ làm tổn thất các lực lượng khác và có nguy cơ các lực lượng chống Bashar al Assad sẽ co cụm, cố kết chống Mỹ.
Xét trên mọi phương diện, cuộc chiến chống IS có quá nhiều ẩn số, nhiều rủi ro, bất trắc và trong hai năm còn lại (2015 – 2016) ông Obama chắc chắn sẽ không đạt được mục đích “tiêu diệt IS”.
Nhân tai và thiên tai
Năm 2014 đã xảy ra gần 20 vụ tai nạn máy bay, trong đó Malaysia chịu hai vụ tai nạn thảm khốc. Trên các tuyến giao thông đường thủy, 2014 cũng là năm xảy ra nhiều vụ đắm tàu, phà lớn, Hàn Quốc chịu rủi ro, tổn thất lớn nhất. Đây cũng là năm xảy ra nhiều tai nạn máy bay, tai nạn tàu, phà thảm khốc nhất trong hơn 50 năm nay. Cũng trong năm 2014, đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn năm ngàn người ở Tây Phi.
Tính chung cả tai nạn máy bay, tai nạn tàu thủy và dịch Ebola, có thể khái quát: 2014 là năm loài người chịu nhiều rủi ro, tổn thất.
Nhìn lại 365 ngày của năm 2014 có thể nói gì về thế giới chúng ta?
Phải chăng, 2014 là năm đầy bất trắc, rủi ro, bất an và hỗn loạn trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, an ninh, xã hội?
Cục diện thế giới ngày nay là đơn cực? đa cực? hay vô cực?
Cõ lẽ, thế giới đang ở trong trạng thái vô cực, bất ổn, bất an và khó đoán định.
Năm 2015 sẽ thế nào?
Hơn 90% các dự báo về năm 2014 đều sai. Vì thế, ít ai dám đưa ra dự báo khẳng định điều gì sẽ xảy ra trong năm 2015. Song, thông thường, sau cơn bão thì trời quang, mây tạnh.
- Về kinh tế, cơ bản vẫn trì trệ, ảm đạm, hy vọng không xấu hơn năm 2014; kinh tế Mỹ vẫn phát triển tích cực, nhưng không đủ sức kéo cả nền kinh tế thế giới đi lên.
- Về chính trị, an ninh ở cấp độ trên toàn cầu rất khó đoán định.
Phải chăng các mối quan hệ Mỹ - Nga, Mỹ - Trung đã chạm đáy (xuống thấp nhất)? Hy vọng hai mối quan hệ lớn này sẽ không xấu hơn 2014. Sẽ không ai chịu xuống thang, và căng hơn nữa cũng chả mang lại lợi ích gì cho bất cứ cường quốc nào. Hơn nữa, dù có toan tính riêng, có mưu đồ riêng và có tham vọng lớn, nhưng cả Mỹ, Trung Quốc, Nga, ở mức độ khác nhau, còn mắc kẹt vào nhiều khó khăn, thách thức cả kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội.
Tổng thống B.Obama còn hai năm nhiệm kỳ hai. Năm 2015, có lẽ ông Obama cũng tập trung dọn dẹp cho gọn gàng các bất ổn trong nước và ngoài nước, nhất là cuộc chiến chống IS và ổn định Afganistan sau khi Mỹ và liên quân rút lực lượng trực tiếp chiến đấu ra khỏi quốc gia Nam Á này để chuẩn bị bàn giao cho ông chủ Nhà Trắng vào cuối năm 2016 đầu năm 2017. Do đó, ông chủ Nhà Trắng ít có khả năng “mạnh tay” với cả Nga và Trung Quốc.
Ở phía đối diện (đúng hơn là đối đầu), ông chủ điện Kremli và người nắm quyền ở Trung Nam Hải (Bắc Kinh) cũng sẽ lựa chọn cách ứng xử “tránh voi chẳng xấu mặt nào” với Mỹ.
Nếu những suy tính trên là tin cậy, có thể nghĩ rằng: các cặp quan hệ Mỹ - Nga, Mỹ - Trung trong năm 2015 sẽ không xấu hơn 2104. “Trời chưa yên biển chưa lặng”, nhưng các bên sẽ tháo đạn ra khỏi súng và hạ cấp báo động! Trước vực thẳm đối đầu, cả Obama, Putin và Tập Cận Bình dù muốn hay không đều phải lùi lại, chưa mặn mà bắt tay nhau, nhưng không chĩa nòng súng vào nhau.
Trong các điểm nóng khu vực, hy vọng chỉ có chương trình hạt nhân bị nghi ngờ của Iran sẽ được giải quyết trong năm 2015, các điểm nóng khác vẫn bế tắc.
Có hai điều không thể không dự báo: 1. Nếu Wasington cố tình loại bỏ chính quyền Bashar al Assad ở Seria, thì toàn bộ Trung Đông – Nam Á sẽ rơi vào một vòng xoáy bạo lực đẫm máu chưa từng có và không thể kiểm soát được; 2. Năm 2015, Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ phải hứng chịu nhiều vụ đánh bom liều chết thảm khốc.
Dự báo tình hình thế giới khó như đi trên dây thép, nhưng không thể không làm. Phải có gan và có máu liều. Nếu đúng 50, sai 50 là có thể chấp nhận được.
PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương
Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Khoa học, Bộ Công an

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.