Tôn tạo Tượng đài Bác Hồ với lực lượng vũ trang Quân khu 4

(Baonghean.vn) - ​Thể theo nguyện vọng, niềm mong ước thiết tha của cán bộ, chiến sĩ Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định nâng cấp, tôn tạo thay chất liệu Tượng đài “Bác Hồ với lực lượng vũ trang Quân khu 4” tại Bảo tàng Quân khu.

Đây là công trình văn hóa biểu trưng cho tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang Quân khu 4 cũng như lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang Quân khu 4 với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thượng tá Trần Ngọc Quang - Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 cho biết, ngày 15/6/1957, Bác Hồ lần đầu tiên về thăm quê và đến thăm, nói chuyện với CB, CS cơ quan Quân khu 4. Năm 1978, để ghi nhớ sự kiện đặc biệt này, BTL Quân khu 4 đã xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với lực lượng vũ trang Quân khu 4” bằng vật liệu bê tông, cốt thép trên cơ sở thiết kế của Họa sĩ, Nhà điêu khắc, Đại tá Trần Thanh Tâm (nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4).

Học sinh báo công tại Tượng đài Bác Hồ ở Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh: Ngọc Thăng

Học sinh báo công tại Tượng đài Bác Hồ ở Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh: Ngọc Thăng

Sau nhiều lần tôn tạo trở thành quần thể công trình lịch sử, văn hóa quân sự đặc sắc, năm 2013, “Địa điểm lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm Quân khu 4 tại Nghệ An ngày 15/6/1957” được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.

"Mặc dù đã được sơn, sửa nhiều lần, song trải qua hơn 40 năm xây dựng nên tượng đài đã xuống cấp, khó khăn trong công tác bảo dưỡng, trùng tu. Để thể hiện lòng tôn kính, tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và CB, CS trong LLVT Quân khu bằng trách nhiệm lớn lao đã quyên góp, ủng hộ kinh phí để thực hiện công trình này", Thượng tá Trần Ngọc Quang - Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 cho biết. 

Theo thiết kế, tượng làm bằng đồng đỏ cao 4,9m; đế tượng cao 3m bằng đá xanh nguyên khối; trọng lượng khoảng 2.500 kg. Công trình đã được khởi công xây dựng, dự kiến sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm LLVT Quân khu và thăm quê lần thứ hai (9/12/1961-9/12/2021).

Khi nhận được Thư của Bộ Tư lệnh Quân khu thông báo về chủ trương nâng cấp, tôn tạo thay chất liệu tượng Bác Hồ, bằng tình cảm, trách nhiệm với quê hương, thực hiện tâm nguyện của người cha đã khuất, anh em và con cháu gia đình ông Trần Thanh Vinh (con trai Đại tá Trần Thanh Tâm) đã đóng góp 30 triệu đồng để xây dựng tượng đài.

Tượng đài Bác Hồ ở Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh: Ngọc Thăng

Tượng đài Bác Hồ ở Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh: Ngọc Thăng

Chúng tôi kết nối bằng điện thoại với ông Vinh, từ thành phố Hồ Chí Minh ông vui vẻ chia sẻ: "Khi biết được chủ trương của Bộ Tư lệnh Quân khu tôn tạo thay vật liệu tượng đài bằng đồng, tôi đã trao đổi với anh em trong gia đình, mọi người đều rất phấn khởi và hoàn toàn ủng hộ; đây là việc làm cần thiết để nâng cấp một di sản đặc biệt, gắn liền với một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt, xứng tầm với truyền thống đấu tranh cách mạng và sự phát triển của LLVT Quân khu cũng như tỉnh Nghệ An".

Chung niềm vui với ông Trần Thanh Vinh, Đại tá Nguyễn Công Thành - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 (từ 1999 đến 2018) phấn khởi cho biết: Tôi rất vui và hạnh phúc khi nghe tin Tượng Bác được nâng cấp vì đáp ứng được mong mỏi của nhiều thế hệ CB, CS LLVT Quân khu. Công trình hoàn thành sẽ tạo nét hài hòa với quần thể di tích; là cơ sở quan trọng để đề nghị nâng hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành - cán bộ Bảo tàng Quân khu 4 giới thiệu về các loại vũ khí trong kháng chiến chống Pháp được chế tạo từ nguyên liệu lò gang Như Xuân. Ảnh tư liệu Thành Duy
Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành - cán bộ Bảo tàng Quân khu 4 giới thiệu về các loại vũ khí trong kháng chiến chống Pháp được chế tạo từ nguyên liệu lò gang Như Xuân. Ảnh tư liệu Thành Duy

Từng được tham quan Bảo tàng Quân khu và báo công với Bác Hồ, Binh nhất Trần Văn Thiện - chiến sĩ Đại đội 10, Tiểu đoàn 4 (Lữ đoàn Công binh 414) nhớ lại: "Được dự lễ báo công với Bác, tôi cảm thấy rất xúc động xen lẫn niềm vinh dự, tự hào; cảm xúc ấy vẫn còn lưu giữ mãi đến tận bây giờ, thôi thúc tôi phấn đấu học tập và làm theo Bác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Từ nay đến ngày xuất ngũ, tôi vẫn mong ước được thêm một lần nữa trở lại Bảo tàng để báo cáo với Bác những thành tích của mình".

Được biết, Cục Chính trị Quân khu 4 vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch nâng hạng “Địa điểm lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm Quân khu 4 tại Nghệ An ngày 15/6/1957” thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia; đồng thời khảo sát, đề xuất phương án xây dựng Phòng trưng bày chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quê hương Quân khu 4; các đồng chí sĩ quan quân đội cấp tướng công tác tại Quân khu 4 và quê hương Quân khu 4; củng cố, nâng cấp một số hạng mục của Bảo tàng.

Các loại mìn và lựu đạn được chế tạo từ nguyên liệu của lò gang do kỹ sư Võ Quý Huân thiết kế trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh tư liệu Thành Duy
Các loại mìn và lựu đạn được chế tạo từ nguyên liệu của lò gang do kỹ sư Võ Quý Huân thiết kế trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4. Ảnh tư liệu Thành Duy

Tháng 5/2021, Bảo tàng Quân khu 4 được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh; đây là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật quân sự vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó, Tượng đài Bác Hồ kết hợp với 6 bức phù điêu 6 tỉnh góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách thể hiện tình cảm với Bác, trở thành một quần thể công trình tri ân, tưởng niệm Bác Hồ vừa trang nghiêm, tôn kính; vừa gần gũi, ấm cúng; trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cách mạng cho CB, CS và Nhân dân./.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.