Tổng thống Putin tuyên bố không thể chấp nhận nổ ra chiến tranh hạt nhân

Theo Đặng Cường (Vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Với tư cách là một quốc gia thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga nhất quán tuân theo tinh thần và văn bản của Hiệp ước.

Phát biểu gửi tới Hội nghị lần thứ 10 nhằm rà soát Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, không bao giờ được phép xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Theo Tổng thống Putin “không có người chiến thắng trong cuộc chiến tranh hạt nhân và cuộc chiến này không bao giờ được phép nổ ra”. Nga ủng hộ an ninh bình đẳng và không chia cắt cho tất cả các thành viên của cộng đồng thế giới.

Tổng thống Nga cho rằng, tất cả các quốc gia tuân thủ các yêu cầu của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân “phải có quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình mà không cần thêm bất kỳ điều kiện nào”. Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với các đối tác.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Putin nhấn mạnh rằng, với tư cách là một quốc gia thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Nga “nhất quán tuân theo tinh thần và văn bản của Hiệp ước”. Các nghĩa vụ của Nga theo các thỏa thuận song phương với Mỹ về việc cắt giảm và hạn chế vũ khí liên quan cũng đã được thực hiện đầy đủ.

Tổng thống Putin đánh giá rằng, hơn nửa thế kỷ tồn tại, Hiệp ước đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống quốc tế về an ninh, ổn định chiến lược và các nghĩa vụ do Hiệp ước quy định đáp ứng đầy đủ lợi ích của cả các nước hạt nhân và phi hạt nhân.

Tổng thống Nga Putin kết luận rằng, Nga hy vọng hội nghị sẽ tái khẳng định sự sẵn sàng của các nước trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhằm đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới.

Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đã khẳng định, ngăn chặn xung đột trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân là ưu tiên tuyệt đối của Nga.

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân chính thức có hiệu lực vào ngày 5/3/1970 và Hội nghị rà soát Hiệp ước được tổ chức 5 năm một lần kể từ năm 1975. Hội nghị lần này diễn ra từ ngày 1-26/8 tại New York, Mỹ.

Dư luận hy vọng rằng, các bên liên quan sẽ tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, các cường quốc hạt nhân luôn kiềm chế, không có những tính toán sai lầm, để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.