Tổng thống Trump dự G20: Cảnh cáo Trung Quốc, gây sự với đồng minh

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Trước thềm Hội nghị G20, Tổng thống Trump cảnh báo Trung Quốc về mức thuế quan mới, đồng thời gọi các đồng minh thân cận của mình là “những kẻ ăn bám”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Nhật Bản ngày 27/6 (giờ địa phương) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 với một cuộc tấn công ngoại giao dồn dập khi cảnh báo Trung Quốc rằng đã đến "thời điểm chín muồi" cho các mức thuế quan mới, đồng thời cáo buộc một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ là "những kẻ ăn bám".

Tổng thống Trump dự G20: Cảnh cáo Trung Quốc, gây sự với đồng minh ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Cảnh báo Trung Quốc về mức thuế mới

Khẳng định rằng mình đang "trên cơ" trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ không nhượng bộ quá nhiều khi đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ngày 29/6.

"Nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống và họ sẽ muốn một thỏa thuận", Tổng thống Trump nhận định trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network.

Ông Trump đã áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong nỗ lực buộc Bắc Kinh phải có các hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như cải cách hệ thống thương mại mà Mỹ cho rằng Trung Quốc đang có được những lợi thế khổng lồ từ cách hoạt động giao thương bất bình đẳng.

Tổng thống Mỹ cũng chỉ rõ ông sẵn sàng áp thuế lên hơn 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc.

"Vẫn còn 325 triệu USD hàng hóa Trung Quốc tôi chưa áp thuế. Đã đến lúc chín muồi cho việc đánh thuế này", ông Trump tuyên bố với Fox.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc đang phải trải qua những tổn thất nặng nề trong khi phía Mỹ vẫn đang được lợi trong tình hình hiện nay.

"Những điều đang xảy ra là mọi người đang rời khỏi Trung Quốc. Các công ty đang rời Trung Quốc, một số quay trở lại Mỹ bởi họ không muốn phải trả thuế", Tổng thống Trump bình luận trên Fox Business Network.

Tuy nhiên, ông Trump tuyên bố rằng đe dọa áp thuế trước đó lên số hàng hóa còn lại của Trung Quốc với mức 25% có thể thay đổi xuống còn 10%.

Hai bên Mỹ và Trung Quốc đã tiến gần đến một thỏa thuận trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ hồi tháng 5/2018.

"Chúng tôi đã hoàn thành 90% thỏa thuận", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định trên kênh CNBC, đồng thời cho biết ông mong chờ vào cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng cũng nhấn mạnh "sẽ không có thỏa thuận nào được đưa ra chỉ vì để có một thỏa thuận".

"Thông điệp mà chúng tôi muốn nghe là họ sẽ quay trở lại bàn đàm phán", Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết.

Gây sự với các đồng minh

Ngoài những hành động mạnh mẽ của Tổng thống Trump nhằm "viết lại quy tắc" với Trung Quốc, Trump cũng chỉ trích mạnh mẽ các đồng minh thân cận của mình. Ông đã gọi Đức là "thiếu trách nhiệm" khi không trả đủ tiền cho ngân sách NATO.

"Đức đang trả cho Nga hàng tỷ USD để mua năng lượng. Họ trả cho Nga hàng tỷ USD nhưng chúng ta mới là người bảo vệ họ và Đức thật vô trách nhiệm", Tổng thống Trump chỉ trích.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng phàn nàn về Nhật Bản - đồng minh thân cận nhất của Washington ở châu Á, nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20.

"Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng tôi sẽ chiến đấu trong Thế chiến III. Chúng tôi sẽ tham gia và bảo vệ họ. Nhưng nếu chúng tôi bị tấn công, Nhật Bản sẽ không làm gì để giúp chúng tôi cả. Họ sẽ xem cuộc chiến này trên một chiếc ti vi Sony", ông Trump nói.

Phát biểu với báo giới ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng bày tỏ mong muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G20.

"Tôi sẽ có một cuộc trao đổi rất tích cực với ông ấy. Nhưng những gì tôi nói với ông ấy không phải việc của các vị", ông Trump tuyên bố với báo giới.

Đối với vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ không gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un và nói rằng: "Tôi có lẽ sẽ trao đổi với ông ấy trong một hình thức khác". Tổng thống Trump đã tổ chức 2 Hội nghị Thượng đỉnh với ông Kim nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân và chấm dứt tình trạng cô lập đất nước Triều Tiên song tới nay, chính sách này vẫn chưa có nhiều hiệu quả./. 

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.