Tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè

07/10/2012 07:43

Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa được đài TNHK đăng tải gần đây.

Đó là cảnh báo của giới phân tích được đăng trên ISN, một trong những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa được đài TNHK đăng tải gần đây.

Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham o­ng- Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore. Các tác giả cho rằng chiến lược “giành tất cả” của Bắc Kinh tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp và Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè vì cách hành xử của mình ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.

Thời báo Nhật Bản ngày 5/10 đưa tin, Viện lưu trữ An ninh quốc gia Đại học George Washington có báo cáo rằng: “Tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku là rất mạnh mẽ và thuyết phục hơn cả”. Các tài liệu này cũng thể hiện sự hoài nghi của một số quan chức Mỹ về giá trị pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo này.


Tàu chiến của Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Ðông

Theo hai nhà phân tích trên, sở dĩ chiến lược “giành tất cả” của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên, cộng với những khó khăn trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.

Hai phân tích gia o­ng-Webb và Fallon nhấn mạnh để các cơ chế luật quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà cần phải áp dụng “quyền lực mềm” để tìm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên.

Ngày 4/10, chủ tịch diễn đàn Hàng hải các nước ASEAN đã ra thông cáo với các điều khoản thúc đẩy hợp tác khu vực. Cùng ngày, được tin Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon mới đây đã nhất trí với lời kêu gọi giải quyết tranh chấp hoà bình ở Biển Đông, ông Nguyễn Khắc Mai, chủ nhiệm chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông” cho rằng, đây là dịp tốt để các nước vừa và nhỏ đứng ra yêu cầu tổ chức quốc tế này giúp đỡ.

Nhật báo Inquirer ngày 4/10 trích phát biểu của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại cuộc họp cấp cao giữa giới chức Philippines và Mỹ mới đây ở Washington nhấn mạnh Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi” của Philippines. Theo Ngoại trưởng Rosario, Manila sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình trong khuôn khổ ngoại giao, luật quốc tế và hợp tác. Philippines khẳng định cho dù Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn nhất của nước này, song Manila vẫn theo đuổi những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông (tức Biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila).



Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại cuộc họp cấp cao giữa giới chức Philippines và Mỹ

Trong một diễn biến khác, hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm 4/10 cho biết, Lực lượng Phòng vệ bờ biển nước này vừa phát hiện ra 7 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang di chuyển ở ngoài khơi bờ biển Okinawa. Ngoài ra, bộ này còn cho biết máy bay do thám P-3C của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản cùng một tàu khu trục đã phát hiện các tàu chiến Trung Quốc đi ra Thái Bình Dương.

Đây là lần đầu tiên các tàu chiến Trung Quốc thực hiện chuyến hành trình vượt qua vùng biển của Nhật Bản kể từ khi căng thẳng gia tăng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tháng trước sau khi Tokyo quốc hữu hóa sở hữu đối với quần đảo mà họ gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng nêu rõ chiểu theo luật quốc tế, nhóm tàu này không vi phạm điều gì vì chúng hoạt động tại vùng biển quốc tế.


Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


Một thông tin rúng động dư luận quốc tế khi Thời báo Nhật Bản ngày 5/10 đưa tin, trong báo cáo của CIA nghiên cứu vấn đề tranh chấp nhóm đảo Senkaku cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản là mạnh mẽ và thuyết phục hơn cả. Bản báo cáo tình báo này được phác thảo vào tháng 5/1971 và được giải mật tại Viện lưu trữ An ninh quốc gia Đại học George Washington, trong đó ghi rằng: “Tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku là rất mạnh mẽ, và gánh nặng tìm bằng chứng chứng minh quyền sở hữu nhóm đảo đó có vẻ như thuộc về Trung Quốc.”

Các tài liệu này cũng thể hiện sự hoài nghi của một số quan chức Mỹ về giá trị pháp lý trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo này, tuy điều này chưa bao giờ trở thành quan điểm chỉnh thức của Washington về vấn đề đó.

Trong khi đó, tranh chấp xung quanh Senkaku/Điếu Ngư càng leo thang sau khi giới chức và tướng lĩnh Trung Quốc đưa ra những luận điểm căng thẳng. Khuya 3/10, Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục điều tàu tuần tra đến vùng biển ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có tin một số nhân vật cánh hữu Nhật Bản đến Senkaku/Điếu Ngư. Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố: “Trung Quốc đang theo dõi sát sao diễn biến về vấn đề này. Các tàu hải giám sẽ tiếp tục đi tuần ngoài khơi Điếu Ngư”.


Theo Chinhphu-M

Mới nhất

x
Tranh chấp Biển Đông, Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO