Trẩy hội Xuân với trò chơi dân gian xứ Nghệ

15/01/2017 14:50

(Baonghean.vn) - Mỗi độ Tết đến Xuân về, bà con trên khắp vùng miền lại nô nức tổ chức lễ hội, trò chơi dân gian đặc sắc. Đây thực sự là món ăn tinh thần, là nét văn hóa truyền thống được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

xcngfj
Hình ảnh những nam thanh nữ tú trong những bộ trang phục truyền thống tung bay vun vút với trò chơi đánh đu trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem thực sự trở thành một nét đặc trưng của các lễ hội vùng cao. Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
seyhrtu
Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, giao duyên trong ngày hội Xuân.
dfht
Đấu vật rất phổ biến trong các lễ hội Xuân, nhất là vào tháng Giêng hằng năm.
fgjyg
Đây là hoạt động thể hiện tinh thần thượng võ của các đô vật. Trong hình là một màn đấu võ được tổ chức tại Lễ hội đền Đức Hoàng (Yên Thành).
jutyi
Cờ điếm hay cờ người cũng là một môn thể thao được tổ chức phổ biến trong các lễ hội đầu Xuân. Trong ảnh: Du khách xem đánh cờ người tại Lễ hội đền Cờn (thị xã Hoàng Mai)
dsghrtu
Trò chơi này thực sự là hoạt động đấu trí của những kỳ thủ trong cộng đồng
dhjt
Đẩy gậy cũng là một trong những môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp lễ hội đón năm mới. Không chỉ thu hút cánh mày râu, phụ nữ cũng tham gia với tinh thần thượng võ không thua kém.
dhtrftu

Để tổ chức thi đấu, môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Vẽ một vòng tròn có đường kính 5m trên một khoảng đất rộng. Sau khi các vận động viên đã chuẩn bị xong, một người được giao nhiệm vụ làm trọng tài phát lệnh cho trận đấu bắt đầu. Theo quy định, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc.

dhrftu
Trò vật cù thường được tổ chức trên một khoảng sân rộng, thường có khoảng trên dưới 10 thanh niên trai tráng tham gia. Quả cù làm bằng củ cây chuối. Người chơi 2 bên tìm mọi cách để đưa được quả cù bỏ vào chuồng (lỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, vừa khít với quả cù) của đối phương thì là thắng cuộc. Đây là một trò chơi được tổ chức hằng năm tại lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Chương).
yhrtu
Đi cầu tre là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một khoảng ao hoặc đoạn kênh rồi bắc tre làm cầu. Trò chơi thường được diễn ra tại lễ hội đền Đức Hoàng (Yên Thành).
dgry
Hội thi bắn nỏ, một nét đặc sắc của bà con người Thái được tổ chức tại lễ hội đền Chín Gian. (Quế Phong). Hội thi còn là nơi để phụ nữ Thái thể hiện tài năng bắn nỏ của mình.
kgujb
Trước đây, sử dụng nỏ là hoạt động phổ biến của đồng bào dân tộc trong việc săn bắt thú khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng núi. Hiện nay, hoạt động này không còn phù hợp, vì thế bắn nỏ chỉ xuất hiện trong các dịp lễ hội nhằm tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc, nét bản sắc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
gkugu
Đi buộc chân là một trò chơi đòi hỏi sự phối hợp ăn khớp giữa các thành viên, đây là một bộ môn thể thao được tổ chức thường niên tại các lễ hội đầu Xuân để đề cao tinh thần đoàn kết giữa mọi người.
dhgftu
Lễ hội đua thuyền thường được diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Hội thường được tổ chức tại các xã ven biển.
juytiu
Thành viên tham gia đua thuyền thường được chia thành các đội đại diện cho mỗi làng, đó là 18 - 20 thanh niên trai tráng được phân công bẻ lái, cầm phách, cầm tổng...
fxnjhf
Hội thi kéo co cũng là bộ môn thể thao thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, thượng võ của người Việt. Chính nhờ tinh thần đoàn kết gắn bó người Việt đã vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Hồ Đình Chiến - Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Trẩy hội Xuân với trò chơi dân gian xứ Nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO