Triển khai các giải pháp phòng, chống mất cắp tại sân bay

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng, chống mất cắp tại cảng hàng không, sân bay.
 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thời gian qua, việc phòng, chống mất cắp tài sản hành lý ký gửi và hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đã có bước chuyển biến ban đầu. Tuy nhiên, việc triển khai của các đơn vị chưa đồng đều, chưa tạo được bước chuyển biến cơ bản nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này, vì vậy việc mất cắp tài sản tại các cảng hàng không, sân bay vẫn xảy ra. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng phân định trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa; xem xét, đánh giá, quy trách nhiệm của đơn vị khi xảy ra vụ việc mất cắp; lắp đặt bổ sung hệ thống camera giám sát; lập các “Hòm thư tố giác hành vi trộm cắp tài sản”.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra trực quan đột xuất đối với nhân viên an ninh, bốc xếp, vệ sinh, lái xe ngay sau khi hoàn thành công việc; kiểm tra đột xuất tủ đựng đồ cá nhân của các bộ phận trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa… Giám sát chặt chẽ việc xử lý, giải quyết các khiếu nại, phản ảnh của khách bị mất tài sản trong hành lý, hàng hóa.
Khi phát hiện vụ việc nhân viên hàng không có hành vi trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tài sản của hành khách để quên phải tiến hành thu Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, tạm thời đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không liên quan để điều tra, làm rõ; phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành điều tra, xác minh; xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan công an điều tra làm rõ; theo dõi chặt chẽ, liên tục quá trình điều tra, xử lý của cơ quan công an để nắm tình hình, phối hợp và có kiến nghị xử lý thích hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Lập các tổ kiểm tra đặc biệt
Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu các cảng hàng không, sân bay ban hành quy định cụ thể danh mục các đối tượng được phép ra vào cho từng cổng, cửa, lối đi cụ thể, người phương tiện vào cửa nào phải ra tại cửa đó, không đi chung với lối đi của hành khách, trừ những trường hợp đặc biệt; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của đội ngũ cán bộ các cấp tại các điểm kiểm tra an ninh, khu vực băng chuyền, đảo hành lý, hầm hàng tàu bay, khu vực phục vụ hàng hoá.
Các cơ quan thành lập các Tổ kiểm tra đặc biệt (mặc thường phục hoặc mặc trang phục hoá trang thích hợp) tổ chức tuần tra, kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất nhân viên an ninh hàng không và nhân viên các đơn vị trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa hoặc mật phục theo dõi giám sát phát hiện và xử lý các hành vi tiêu cực, trộm cắp, không thực hiện đúng quy trình, quy định.
Khi có thông tin về việc mất cắp tài sản hành lý, hàng hóa phải ngay lập tức phong tỏa toàn bộ khu vực và kiểm tra các khu vực có khả năng cất giấu; kiểm tra trực quan 100% tại các cổng cửa, lối đi nội bộ; phối hợp với Cảng vụ hàng không và các đơn vị phục vụ hành lý, hàng hóa, các hãng hàng không nhanh chóng điều tra, xác minh làm rõ.
Các đơn vị thực hiện luân chuyển ngẫu nhiên, đột xuất vị trí làm việc của nhân viên an ninh hàng không (từ điểm kiểm tra an ninh này sang điểm kiểm tra an ninh khác) và tổ chức kiểm tra chéo giữa các tổ, đội an ninh để ngăn ngừa khả năng thông đồng, móc nối thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Ngoài ra, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar Facific, Vasco rà soát lại quy trình, nội quy, quy định của đơn vị trong đó quy định rõ trách nhiệm của tiếp viên trong việc giám sát hành khách trên tàu bay không để hành khách lấy trộm đồ trong hành lý, đặc biệt là các chuyến bay quốc tế; mở đợt cao điểm tuyên truyền cho hành khách về các quy định vận chuyển đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi; khuyến cáo hành khách khi làm thủ tục không để đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi, hành lý nên có khoá.
Theo Chinh phu.vn

tin mới

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

(Baonghean.vn) - Mặc dù các  ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, là hành vi lừa đảo tình cảm qua mạng xã hội...

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

(Baonghean.vn) - Thuê người làm giả thẻ nhà báo, “nổ” là Phó Tổng Biên tập một tờ báo điện tử, Nguyễn Thị Vân Anh đã lừa một đại gia đình ở huyện Diễn Châu hơn 12 tỷ đồng, khiến cuộc sống của nhiều người trở nên khốn đốn, lâm cảnh nợ nần…

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

(Baonghean.vn) - BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 20 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã tròn 9 tháng. Nhưng, tại Nam Đàn, thời gian qua đã diễn ra sự việc "khó lý giải":  xúc, vận chuyển đất "xâm hại" lòng đập thủy lợi... 

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị V. ở huyện Tân Kỳ hỏi, thời gian gần đây, tôi có đọc thông tin về một số vụ việc bắt cóc trẻ em trên báo chí. Vậy hành vi bắt cóc trẻ em theo quy định của pháp luật bị xử lý như thế nào?

Bất lực trước 'sim rác'?

Bất lực trước 'sim rác'?

(Baonghean.vn) - Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn "sim rác". Tuy nhiên, trên thực tế "sim rác" vẫn hoành hành, gây phiền phức cho người dân và khó khăn trong công tác quản lý.