Triển khai đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn": Bài 1- Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức
Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956), là giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn. Mặc dù đề án đã được triển khai hơn một năm rưỡi, song công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa được quan tâm đúng mức.
Nghệ An là một trong những địa phương có nguồn lao động nông thôn (LĐNT) dồi dào. Trong 2,5 triệu dân số thuộc vùng nông thôn thì có tới gần 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm hơn 70% số lao động của cả tỉnh).
Tuy số lượng đông nhưng chất lượng lao động trong nông thôn hiện còn rất thấp, tình hình thiếu việc làm rất gay gắt. Đó là chưa kểđến sự hình thành các khu công nghiệp và đô thịđã lấy đi nhiều đất sản xuất nông nghiệp. Mặc dù người lao động được nhận số tiền đền bù khá cao nhưng do địa phương không bố trí được việc làm nên hậu quả là nông dân thiếu đất sản xuất, thiếu nghề và dẫn đến nhiều hệ luỵđối với xã hội.
Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 100.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và THCS với tỷ lệđậu tốt nghiệp các cấp bình quân là 77%. Ngoài số học sinh thi đậu vào các trường CĐ, ĐH thì số còn lại khoảng 55.000 học sinh (gồm cả số chưa qua tốt nghiệp) được bổ sung vào lực lượng lao động. Đây là số lao động rất cần được đào tạo nghềđể bổ sung nguồn nhân lực. Ngoài ra, mỗi năm cả tỉnh có khoảng 3.000 quân nhân xuất ngũ, hơn 15.000 lao động dôi dư, thất nghiệp do các doanh nghiệp sắp xếp lại sản xuất và hơn 20.000 nông dân chuyển đổi nghề.
Lớp mộc mỹ nghệ cao cấp tại Trường Trung cấp Nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An. Ảnh: Đình Nhật
Qua khảo sát thực tế tại một sốđịa phương cho thấy, LĐNT thực sự rất "khát" nghề. Tại huyện Nghi Lộc, theo thống kê, trong năm 2010, toàn huyện có khoảng hơn 88 nghìn người trong độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 53 nghìn người.
Tuy nhiên, huyện chỉ tổ chức đào tạo nghềđược cho hơn 1 nghìn lao động. Trong năm 2010, nhiều xã trên địa bàn huyện như Nghi Mỹ, Nghi Đồng, Nghi Khánh... chỉ một số ít lao động được học nghề, thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế. Ông Lê Xuân Vinh là nông dân xã Nghi Khánh (Nghi Lộc) cho biết: "Cũng như nhiều gia đình chăn nuôi khác ởđịa phương, vai trò của công tác thú y và phòng dịch chưa được gia đình quan tâm đúng mức. Trong đợt dịch cúm gia cầm vừa qua, gia đình tôi phải tiêu hủy gần 100 con gà, thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Nếu chúng tôi được đào tạo kỹ thuật chăn nuôi, thú y thì thiệt hại có lẽ không đến mức như vậy".
Mặc dù LĐNT rất "khát" nghề, song, công tác đào tạo nghề hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Năm 2010, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm tỉnh chỉ tuyển sinh được 55 học viên, tổ chức được 2 lớp học nghề (sửa chữa xe máy và may công nghiệp). Cũng trong năm 2010, Trường CĐ nghề Kỹ Thuật Việt Đức cũng chỉđào tạo được cho 85 học viên với 2 nghề là xây dựng và gò hàn. Chia sẻ với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hoa, Trưởng phòng Đào tạo của Trung tâm cho biết: "Chúng tôi đã phải vềđến tận từng địa phương đểđặt vấn đề và giải thích cho người dân hiểu được vai trò của học nghề. Tuy nhiên, người dân tỏ ra không mặn mà gì với học nghề, dù là học nghề theo chính sách miễn phí của Nhà nước". Nguyên nhân là do nhu cầu học nghề của người dân còn rất ít. Đây là trở ngại lớn trong công tác tuyển sinh, tổ chức lớp học tại các cơ sở dạy nghề.
Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, tuy số lao động đào tạo được hàng năm rất ít, song chất lượng lại không cao, nhiều LĐNT sau khi được đào tạo nghề nhưng không có việc làm, phải quay về với nghề cũ, gây lãng phí trong công tác đào tạo. Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Lộc: Lâu nay, chúng ta đang dạy nghề theo tình trạng "dạy cái ta có, không dạy cái thị trường cần".
Trong những năm qua, các cơ sở dạy nghềđã bắt tay vào việc liên kết tạo việc làm cho LĐNT sau khi học nghề, nhưng số lượng chưa đáng kể. Ông Phan Sỹ Dương, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh cho biết: "Mục tiêu chung của Đề án là đào tạo nghề gắn với việc làm, quan tâm hướng "đầu ra" cho học viên sau khi đào tạo xong. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp còn chưa thực sự "tin tưởng" vào chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề nên "ngại" nhận vì sợ tay nghề không đảm bảo, phải đào tạo lại. Một số lao động sau khi được tiếp nhận làm việc tại các khu công nghiệp nhưng đã bỏ việc sau vài tháng vì lương thấp".
Đến nay, dù Đề án 1956 đã triển khai và đi vào cuộc sống được hơn một năm rưỡi song việc tuyên truyền, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm đối với LĐNT chưa được quan tâm đúng mức. Đây là công tác giúp cho đề án đạt được hiệu quả cao nhất với mục tiêu là nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin, tạo bước chuyển cơ bản về nhận thức của lao động nông thôn trong việc chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và với nhu cầu sử dụng của xã hội.
Song, ở nhiều huyện, xã, hoạt động này còn diễn ra hời hợt, hình thức. Phần lớn người dân, khi được chúng tôi hỏi vềĐề án 1956 thì đều tỏ ra rất "xa lạ". Điều đáng nói ởđây, ngay cả những cán bộ làm công tác đoàn thểở xóm như: nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh là những "kênh" tiếp cận thông tin chủ yếu của người dân ở nông thôn (bởi họ là những người sống "sát" với nông dân nhất) cũng rất "mù mờ" vềđề án này.
(còn nữa)
Phạm Bằng