Triều Tiên có được tiền từ đâu?

Triều Tiên được cho là đã tận dụng các nguồn lực cả công khai và ngầm để tạo tài chính cho nước này.

Theo Fox News, mặc dù Triều Tiên hiện tách biệt với thế giới bên ngoài nhưng cuộc diễu binh đồ sộ hôm 15/4 phần nào cho thấy nước này vẫn duy trì được nguồn thu nhập từ một số nguồn lực để cung cấp tài chính cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Vậy câu hỏi đặt ra là Triều Tiên có được tiền từ đâu? Theo Fox News, câu trả lời là: Rất nhiều nơi.

“Triều Tiên hiện duy trì một nền kinh tế cả ngầm và công khai. Đây chính là kênh tài chính mà nước này tận dụng” - Bruce Klingner, nghiên cứu viên cao cấp tại quỹ Heritage Foundation (Mỹ), nhận định.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Giải thích chi tiết về nhận định của mình, ông Klingner cho biết: “Nền kinh tế công khai của Triều Tiên phần lớn là bán các tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, nền kinh tế ngầm khó đánh giá hơn. Tuy nhiên, nó bao gồm buôn bán vũ khí, in giả đồng 100 USD, rửa tiền, sản xuất và buôn bán bất hợp pháp ma túy, thuốc lá, dược phẩm (gồm thuốc Viagra)…”.

Theo ông Klingner, danh sách dài thườn thượt các hoạt động ngầm trên còn bao gồm việc “xén bớt lương của các công nhân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài”. Đồng thời, các nhà ngoại giao Triều Tiên cũng “tham gia vào việc buôn bán phi pháp động vật hoang dã, sừng tê giác và ngà voi”.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng được xem là nguồn cung cấp tài chính quan trọng hàng đầu của Triều Tiên. “Nếu không có Trung Quốc, Triều Tiên đã rơi vào tình trạng sụp đổ rồi!” – ông Nicholas Eberstadt, học giả tại Viện Kinh doanh Mỹ (AEI) đồng thời là một chuyên gia về Triều Tiên, nói.

“Trung Quốc là nhân tố chủ lực và lớn mạnh trong việc nhập khẩu và xuất khẩu sang Triều Tiên. Mặc dù Triều Tiên phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Trung Quốc dĩ nhiên vẫn sẽ ủng hộ nước này” – ông Eberstadt nói.

Theo PLO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.