Trung Quốc bất ngờ xoa dịu các cường quốc thế giới
Sau khi liên tục gây sóng gió ở Biển Đông, khiến các nước láng giềng tức giận và làm các cường quốc hàng đầu thế giới quan ngại, Trung Quốc trong những ngày gần đây lại đang ra sức xoa dịu, làm lành với các nước. Nhiều người đang tự hỏi, Bắc Kinh có mục đích khi áp dụng chiến thuật “vừa đấm vừa xoa” này?
Sau khi liên tục gây sóng gió ở Biển Đông, khiến các nước láng giềng tức giận và làm các cường quốc hàng đầu thế giới quan ngại, Trung Quốc trong những ngày gần đây lại đang ra sức xoa dịu, làm lành với các nước. Nhiều người đang tự hỏi, Bắc Kinh có mục đích khi áp dụng chiến thuật “vừa đấm vừa xoa” này?
Ông Lương Quang Liệt (bên trái) trong chuyến thăm Ấn Độ
“Kết thân” với các cường quốc
Từ hồi tháng 4 kéo dài cho đến gần đây, Trung Quốc đã khiến các vùng biển trong khu vực Châu Á như Biển Đông và Biển Hoa Đông sôi sùng sục vì những hành động hung hăng, gây hấn của nước này. Đầu tiên, Trung Quốc có cuộc va chạm tàu thuyền ở khu vực tranh chấp với Philippines, châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng kéo dài 2 tháng sau đó. Tiếp đến, Trung Quốc liên tục có những hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt
Đặc biệt, những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra một cơn bão dư luận không chỉ ở các nước có liên quan mà còn trong cả cộng đồng quốc tế và người dân trong chính nội bộ đất nước Trung Quốc. Các cường quốc như Nga, Mỹ, Ấn Độ... đã không thể ngồi yên trước những hành động lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Họ đều lên tiếng chỉ trích Trung Quốc thông qua các cách thức từ trực tiếp đến gián tiếp.
Sau khi “gây sóng to bão lớn” ở Biển Đông và tự bôi xấu hình ảnh của mình, Trung Quốc gần đây đã có những nỗ lực nhằm hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng đồng thời xoa dịu các cường quốc trên thế giới.
Kể từ hồi cuối tháng 8 đến nay, Trung Quốc liên tục cử các phái đoàn quan chức quân sự và dân sự cấp cao đi thăm các nước láng giềng cũng như các cường quốc.
Trong những ngày đầu tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi đến Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Ấn Độ trong vòng 8 năm trở lại đây.
Chuyến thăm của ông Lương Quang Liệt được tuyên bố là nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước được ví là rồng, hổ của khu vực Châu Á. Tuy nhiên, mục đích chính đằng sau chuyến thăm này được cho là để trấn an nỗi lo lắng của Ấn Độ.
Mục đích chuyến thăm của ông Lương Quang Liệt được thể hiện rất rõ qua phát biểu của ông này. "Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với các quốc gia Nam Á. Trung Quốc cam kết cùng chung sống hòa hợp và củng cố mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực. Nỗ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) trong việc tiến hành những trao đổi thân thiện và hợp tác với các đối tác Nam Á là nhằm duy trì an ninh và sự ổn định trong khu vực chứ không nhằm vào bất kỳ bên thứ 3 nào”.
Sau khi cử phái đoàn đi “kết thân” với Ấn Độ, Trung Quốc tiếp tục đến với Nga. Khi xảy ra những tranh chấp đầy căng thẳng trên Biển Đông, Bắc Kinh đã cảnh báo
Trong chuyến thăm đến Nga của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lần này, Nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho là sẽ tập trung vào vấn đề củng cố mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Nga nhằm xóa bỏ những lo lắng của Moscow về những hành động gần đây của Bắc Kinh.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Nga để tham dự hội nghị APEC lần thứ 20. Bên lề hội nghị này, ông đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo này đã cam kết thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương chặt chẽ, tăng cường sự tin tưởng chung và ủng hộ chung cho nhau giữa hai nước.
Trước khi đưa phái đoàn đến Ấn Độ và Nga, một phái đoàn do Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA - Tướng Thái Anh Đĩnh dẫn đầu, cũng đã bất ngờ đến thăm Mỹ hồi cuối tháng 8. Và đầu tháng 9, Trung Quốc còn tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến thăm nước này. Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao với Mỹ cũng không có mục đích nào khác là nhằm để trấn an Washington – nước đặc biệt quan ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua. Chính Mỹ là nước thường xuyên lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về những động thái làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Làm lành với các nước láng giềng
Ngoài xoa dịu các cường quốc đang lo ngại về mình, Trung Quốc còn hối hả thực hiện một loạt chuyến đi ngoại giao nhằm hàn gắn quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng. Một phái đoàn của PLA do Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc – ông Mã Hiểu Thiên dẫn đầu cũng đã rời Bắc Kinh đến thăm Việt
Tại Hà Nội, sáng 3/9, Việt
Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên khẳng định, Trung Quốc rất coi trọng cuộc đối thoại lần này. "Việt
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, cuộc đối thoại nhằm tiếp tục củng cố nhận thức chung, trao đổi các biện pháp tăng tường tin cậy giữa hai nước; khẳng định quan điểm trước sau như một của Việt Nam trong quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và góp phần thúc đẩy thực hiện các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao thúc đẩy quan hệ quốc phòng. Phía Việt
Với một loạt chuyến thăm đến các nước Châu Á lần này của các quan chức quân sự hàng đầu Trung Quốc, quan hệ căng thẳng giữa cường quốc hàng đầu khu vực với các nước láng giềng được cho là sẽ dịu đi ít nhiều.
Các nhà phân tích tin rằng, Bắc Kinh đang áp dụng một chính sách rất tinh vi. Sau khi có những hành động hiếu chiến, gây hấn nhằm thể hiện sự quyết liệt của mình trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc có động thái làm hòa nhằm thể hiện rằng, họ đang nỗ lực, tích cực giải quyết các tranh chấp thông qua hòa bình. Mục đích của Bắc Kinh là “tô vẽ” lại hình ảnh của họ sau khi nó đã bị ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, về bản chất, Trung Quốc được cho là sẽ không thay đổi lập trường trong các cuộc tranh chấp.
Theo VNMedia-M