Trường THPT Anh Sơn III: Ươm mầm tài năng nơi miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean) - Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Anh Sơn III đã vượt mọi gian khó, vươn lên trở thành ngọn cờ đầu trong hệ thống các cơ sở giáo dục vùng miền Tây; góp phần thúc đẩy giáo dục nói riêng và sự phát triển chung của tỉnh.

Tập thể thầy, cô giáo Trường THPT Anh Sơn III.
Tập thể thầy, cô giáo Trường THPT Anh Sơn III.

Trường THPT Anh Sơn III được thành lập năm 1976, đứng chân trên vùng đất hoang sơ thuộc xóm Già Ổi, xã Hội Sơn với tên gọi Trường Vừa học  vừa làm (VH-VL) Anh Sơn. Những ngày đầu thành lập, Trường VH-VL Anh Sơn chỉ có 11 cán bộ, giáo viên, thầy Nguyễn Văn Anh làm Hiệu trưởng; cơ sở  vật chất gồm phòng học làm bằng tre nứa, với 4 lớp có 188 học sinh.

Trường vừa học vừa làm nên không có tên trong hệ thống trường cấp 3 do Sở và Bộ Giáo dục quản lý, công tác quản lý, điều hành gặp nhiều khó khăn. Mỗi cán bộ, giáo viên như là một chiến sỹ vừa khai sơn, xây dựng, mở đường vào trường, vừa khai trí cho người dân khu vực phía Bắc của huyện. Chính trong gian khó đã gắn kết tình đồng nghiệp, thầy trò, tiếp thêm động lực cho tập thể nhà trường vươn lên phát triển.

Từ năm 1980, Trường VH-VL Anh Sơn chuyển lên đóng tại xã Đỉnh Sơn. Hành trình tiếp tục những gian nan mới của công việc dựng lớp, mở trường, chiêu sinh nơi vùng bán sơn địa. Thời gian này, thầy Nguyễn Viết Nghiệm làm Hiệu trưởng. Được sự giúp đỡ của địa phương, phụ huynh, từ nhà tranh vách đất tạm bợ, nhà trường đã xây dựng được trường lớp khang trang. Trường tuyển sinh ở 6 xã miền Tây huyện Anh Sơn là Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn và Nông trường Bãi Phủ. Năm học đầu tiên 1980 -1981 ở địa bàn mới, nhà trường đã có 12 lớp gồm 3 khối học. Nhưng, cuối những năm 80, số lượng học sinh không ngừng giảm.

Năm học 1990 -1991, số lượng toàn trường chỉ còn 67 em, trò thiếu và thầy thừa. Trước tình hình đó, lãnh đạo ngành Giáo dục đã cùng lãnh đạo huyện Anh Sơn quyết định nhập Trường cấp 2 Đỉnh Sơn với Trường VH-VL Anh Sơn lấy tên là Trường Phổ thông trung học cấp 2,3 Anh Sơn 3. Từ năm học 1991 - 1992, Sở GD&ĐT đã bổ nhiệm thầy Nguyễn Bá Tý - giáo viên môn Toán, làm Hiệu trưởng. Năm 1996, ngôi nhà 3 tầng đầu tiên của trường đã được khởi công xây dựng, gồm có 18 phòng học và năm sau đó, nhà hiệu vụ 2 tầng cũng được xây dựng. 

Với tinh thần tiếp tục đổi mới, trường cấp 2 được bàn giao về cho xã Đỉnh Sơn. Đảm nhận nhiệm vụ quản lý trường học từ năm học 2007 - 2008 cho đến nay là thầy giáo Phan Đình An. Trường đứng chân ở địa bàn mới dân trí thấp, đường sá đi lại khó khăn. Hàng năm, có khoảng gần 300 học sinh phải ở trọ. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường hầu hết còn trẻ, ở ngoài huyện đến công tác nên thiếu chỗ ở, sinh hoạt thiếu thốn. Giai đoạn này, số lượng học sinh liên tục giảm, số lớp co lại theo từng năm tạo nên sự thừa, thiếu cục bộ trong từng bộ môn.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới, ban lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng yếu tố then chốt là chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Từ sự định hướng ấy, nhà trường tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển chung của phong trào giáo dục trên tất cả các lĩnh vực. Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư, bộ mặt nhà trường thay đổi dần theo từng năm. Hiện trường có 2 dãy nhà cao tầng và tiếp tục được xây dựng; đáp ứng đủ phòng học và phòng thực hành, phòng bộ môn phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

Trường THPT Anh Sơn III trong ngày khai giảng năm học 2016 - 2017.
Trường THPT Anh Sơn III trong ngày khai giảng năm học 2016 - 2017.

Đầu năm học 2016 - 2017, nhà trường được Bộ GD&ĐT đầu tư xây thêm một dãy nhà 2 tầng, 6 phòng học tiêu chuẩn. Từ nguồn xã hội hoá giáo dục hàng năm, nhà trường cũng đã từng bước tu sửa xây mới hệ thống phòng học, tôn tạo lại hệ thống cây xanh, sân vận động... Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất của trường ngày càng đáp ứng nhu cầu việc dạy và học, với hệ thống thực hành thí nghiệm của các bộ môn Lý, Hóa, Sinh, 1 phòng học Ngoại ngữ, có 2 phòng thực hành tin học, mua hệ thống máy lọc nước hiện đại, cung cấp nước lọc an toàn, đầy đủ cho học sinh... 

Qua hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng lớn mạnh về cả số lượng lẫn trình độ, chất lượng. Hiện tại, nhà trường có 100% giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo, 15 giáo viên có trình độ thạc sỹ trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường luôn tâm huyết, đã và đang ngày đêm miệt mài góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn lực con người ở khu vực miền Tây Anh Sơn.

Từ năm học 2006 - 2007, trường không có học sinh giỏi toàn diện thì nay tỷ lệ này đã lên đến trên 11%; tỷ lệ lên lớp đạt trên 95%; tốt nghiệp đạt từ 57% - 100%. Nhà trường có nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và các huy chương về thể dục thể thao. Từ mái trường đã chắp cánh cho nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành sĩ quan, bác sỹ, nhà giáo, kỹ sư, những nhà quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội trên nhiều miền đất nước. 

Năm 2005 Trường THPT Anh Sơn III được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2016 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục  và Đào tạo tặng Bằng khen. Hàng năm trường được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị khá trong tỉnh; Chi bộ, Công đoàn, Đoàn trường nhiều năm được công nhận là đơn vị vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

Những kết quả nhà trường đạt được trong 40 năm qua là minh chứng cho sự đồng lòng, chung sức của đội ngũ nhà giáo, nhân viên và học sinh. Những năm qua, nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể các cấp, Sở GD&ĐT. Đây chính là sự cổ vũ, động viên rất lớn để thầy và trò nhà trường tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao; tiếp tục viết thêm trang sử truyền thống và niềm tự hào trong phong trào giáo dục của đất học xứ Nghệ.

 Phan Đình An

(Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường)

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.