Từ một phiên tòa xét xử lưu động

(Baonghean) - Ngoài việc xét xử nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật tại trụ sở tòa án, những năm qua TAND tỉnh rất chú trọng đến việc mở các phiên tòa xét xử lưu động diễn ra công khai trước sự chứng kiến của đông đảo người dân địa phương. Đây chính là “kênh” thông tin hiệu quả để tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời góp phần răn đe đối với các loại tội phạm.

Ngay từ sáng sớm, khi Hội đồng xét xử còn chưa có mặt thì đông đảo người dân đã có mặt tại Nhà Văn hoá huyện Con Cuông để chứng kiến phiên toà lưu động xét xử bị cáo Vi Tuấn Thanh (SN 1967, trú tại bản Sơn Hà, xã Tam Quang, huyện Tương Dương) về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Lượng người tham dự rất đông khiến không khí trong và ngoài nhà văn hóa càng trở nên nóng bức nhưng không ai bỏ về. Thậm chí có những người ở tận trong bản tay xách nách mang, cơm đùm, cơm gói đứng quanh hội trường để lắng nghe, diễn biến của phiên toà.

Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, ngày 30/11/2012, Vi Tuấn Thanh (trú tại bản Sơn Hà, xã Tam Quang, huyện Tương Dương) đi chơi tại Thị trấn Hoà Bình, huyện Tương Dương đã gặp, làm quen với một thanh niên tên là Bình, người ở Vinh. Qua trò chuyện, Bình hỏi Thanh ở đây có ai bán ma tuý không? Thanh nói “ở Tương Dương, lên Mẹo thiếu gì”. Sau đó Bình xin số điện thoại của Thanh và ra về. Khoảng một tuần sau Bình dẫn khách mua ma tuý lên gặp Thanh tại nhà riêng của Thanh tại bản Sơn Hà. Người đi cùng Bình đặt vấn đề mua một cây heroin và thoả thuận khi mua bán xong sẽ cho Thanh 2 triệu đồng.

Đến khoảng 14h ngày 13/12/2012, Thanh đi xe máy lên bản Khe Nằn, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn thuê một người nghiện không rõ tên, địa chỉ, với giá 500 nghìn đồng để dẫn đường cho Thanh tìm người Mẹo để mua ma tuý. Gặp người Mẹo, Thanh mua 9 chỉ với giá 17 triệu đồng đem về nhà cất giấu. Ngày 19/12/2012, người thanh niên (bạn Bình) điện hỏi Thanh đã mua được hàng chưa, Thanh trả lời đã có hàng và hẹn lên lấy. Khoảng 20h cùng ngày tại nhà Thanh, trong lúc 2 người đang giao dịch mua bán ma tuý thì bị lực lượng chức năng ập vào, tuy nhiên chỉ bắt được Thanh, còn người thanh niên mua ma tuý đã lợi dụng sơ hở chạy thoát. Tại biên bản, mở niêm phong tang vật, cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác định trọng lượng toàn bộ vật chứng sau khi loại bỏ bao bì, số chất bột màu trắng còn lại 33,195 gam, là heroin.

Một phiên toà xét xử lưu động tại xã Bảo Thành (Yên Thành).

Trong quá trình xét xử luận tội, theo dõi, chúng tôi thấy đôi khi có những tiếng vỗ tay tán thành, thỉnh thoảng có những tiếng xì xầm không đồng tình nhưng kết thúc phiên toà, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Vi Tuấn Thanh 15 năm tù với tội danh “Mua bán trái phép chất ma tuý”, ai nấy đều nhận định đây là mức án thoả đáng, vừa có lý, vừa có tình. Ông Lương Văn Mại, trú tại xã Chi Khê cho rằng: “Quá trình xét hỏi, luận tội của Hội đồng xét xử rõ ràng, minh bạch.

Hành vi của bị cáo gây tác hại nghiêm trọng đến trật tự xã hội. Vì vậy, mức án như rứa là xác đáng”. Theo ông, nếu những vụ án như thế này xét xử tại trụ sở tòa án thì ít người đến chứng kiến và đến xem. Phạm vi ảnh hưởng để răn đe, giáo dục sẽ không lớn bằng việc đưa về địa phương xét xử như thế này. Cùng quan điểm với ông Mại, bà Lan, trú tại xã Bồng Khê cho rằng: “Những phiên toà lưu động như ri không những góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật cho bà con mà còn có tác dụng răn đe các đối tượng có ý định phạm tội. Vì vậy, TAND tỉnh cần mở thêm nhiều phiên tòa lưu động hơn nữa”.

Có mặt tại phiên toà, ông Nguyễn Hồng Sơn, cán bộ Trung tâm VHTT&TT huyện Con Cuông cũng cho hay: Mỗi vụ án mỗi tính chất phạm tội khác nhau, do vậy tính răn đe, truyên truyền giáo dục cũng khác. Tuy nhiên, nếu xét xử tại trụ sở Toà án tỉnh thì người dân không thể bỏ công việc để đi gần trăm cây số xuống Vinh tham dự được. Trong khi phiên toà mở tại địa phương, ngoài tham dự trực tiếp, nhiều bà con ở xa còn được nghe qua hệ thống loa truyền thanh. Chính vì vậy, hiệu quả tuyên truyền pháp luật sẽ rất cao.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đã có 213 phiên toà xét xử lưu động tại các địa phương. Riêng Tòa án nhân dân tỉnh đã tổ chức xét xử lưu động được 7 vụ. Ông Vi Văn Chắt- Chánh toà hình sự TAND tỉnh cho biết: Các vụ án đưa ra xét xử lưu động đều là những vụ án có tính điển hình về tội danh, hành vi phạm tội như giết người, mua bán người, mua bán chất ma tuý… nên thu hút rất đông người dân tham gia. Vì vậy, địa điểm mở phiên tòa thường được chọn là nhà văn hoá, sân bóng tại các địa phương xảy ra vụ án.

Như vậy, có thể khẳng định thông qua các phiên tòa lưu động đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong quần chúng nhân dân. Thông qua các phiên toà còn giúp người dân hiểu biết thêm các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, từ đó có ý thức đề phòng, cảnh giác. Tuy nhiên, để thu hút sự quan tâm của nhân dân đối với phiên toà lưu động, ngoài chú trọng tới việc chọn án đưa ra xét xử, cán bộ ngành Toà án cần nâng cao hơn nữa năng lực xét hỏi, luận tội. Mặt khác, các địa phương cần chủ động trong việc nắm thông tin dư luận, phối hợp

bảo đảm ANTT trước, trong và sau phiên toà. Thông tin kịp thời để mọi người dân trên địa bàn được biết để đến theo dõi. Địa phương có đối tượng quản lý, giáo dục cần được “triệu tập” đến nghe xét xử và lấy đó làm bài học cho bản thân.

Bài, ảnh: Đặng Nguyễn

tin mới

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

Cảnh báo muôn kiểu lừa đảo qua mạng và dấu hiệu nhận biết

(Baonghean.vn) - Mặc dù các  ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, là hành vi lừa đảo tình cảm qua mạng xã hội...

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

Chiêu lừa đảo của 'nhà báo rởm'

(Baonghean.vn) - Thuê người làm giả thẻ nhà báo, “nổ” là Phó Tổng Biên tập một tờ báo điện tử, Nguyễn Thị Vân Anh đã lừa một đại gia đình ở huyện Diễn Châu hơn 12 tỷ đồng, khiến cuộc sống của nhiều người trở nên khốn đốn, lâm cảnh nợ nần…

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

Thấy gì qua một vụ việc 'xâm hại' lòng đập thủy lợi?

(Baonghean.vn) - BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 20 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản đã tròn 9 tháng. Nhưng, tại Nam Đàn, thời gian qua đã diễn ra sự việc "khó lý giải":  xúc, vận chuyển đất "xâm hại" lòng đập thủy lợi... 

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

Bắt cóc trẻ em bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị V. ở huyện Tân Kỳ hỏi, thời gian gần đây, tôi có đọc thông tin về một số vụ việc bắt cóc trẻ em trên báo chí. Vậy hành vi bắt cóc trẻ em theo quy định của pháp luật bị xử lý như thế nào?

Bất lực trước 'sim rác'?

Bất lực trước 'sim rác'?

(Baonghean.vn) - Mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn "sim rác". Tuy nhiên, trên thực tế "sim rác" vẫn hoành hành, gây phiền phức cho người dân và khó khăn trong công tác quản lý.