Vắc xin Covid-19 nào sẽ được dùng tiêm cho trẻ em Việt Nam?

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, hiện nay, chỉ có vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước đang chỉ dùng vắc-xin Pfizer để tiêm cho trẻ em.

Bộ Y tế đã có quyết định sẽ mở rộng đối tượng tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi. Trước vấn đề này, nhiều phụ huynh băn khoăn về loại vắc-xin, các phản ứng sau tiêm vắc-xin cho trẻ.

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, trong số các loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm hiện chỉ có vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước đang chỉ dùng vắc -xin Pfizer để tiêm cho trẻ em.

Cũng theo ông Thái, trong thời gian tới, có thể sẽ có các loại vắc-xin Covid-19 khác nộp hồ sơ để được cấp phép sử dụng cho trẻ em tại Việt Nam. Ví dụ như vắc-xin của Cuba đã được cấp phép khẩn cấp dùng cho trẻ em ở Cuba. Tuy nhiên Việt Nam chưa phê duyệt những vắc-xin này cho trẻ em.

TS.BS Phạm Quang Thái chia sẻ thêm, vắc -xin covid-19 của Pfizer đã được thông qua cho nhóm từ 12-17 tuổi và đã thử nghiệm lâm sàng cho nhóm dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, vắc-xin này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Với nhóm lớn hơn 12 tuổi, vắc -xin đã có đầy đủ bằng chứng về an toàn và hiệu quả để tiêm cho trẻ em.

Tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở TP Vinh. Ảnh tư liệu:Thành Cường
Tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở TP Vinh. Ảnh tư liệu:Thành Cường

Ngoài ra, trong quy định của Bộ Y tế, bố mẹ hoặc người chăm sóc phải ký đồng ý trước khi cho con tiêm vắc-xin. Về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái cho biết các vắc-xin này đều chưa tiến hành thử nghiệm lâm sàng và cấp phép chính thức tại Việt Nam, nên dù vắc-xin đã được phê duyệt chính thức tại Mỹ thì với người Việt Nam vẫn cần thực hiện các thủ tục như với vắc-xin cấp phép khẩn cấp.

"Không có bất cứ báo cáo nào về việc vắc-xin có thể ảnh hưởng đến gene, vắc-xin không tích hợp vào bộ gene của người, mà chỉ thông qua cơ chế tổng hợp protein tại khu vực ngoài nhân tế bào của một số tế bào hệ miễn dịch để sản xuất ra protein S đặc trưng của virus, từ đó giúp cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu", Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc nhấn mạnh.

Về theo dõi phản ứng sau tiêm cho trẻ, TS.BS Phạm Quang Thái cho biết đã ghi nhận những trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ mặc dù rất hiếm và nếu có bị thì đáp ứng với điều trị tốt, không để lại di chứng cho trẻ.

Trẻ em cần được theo dõi cẩn trọng như tiêm các loại vắc-xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng và cần theo dõi với thời gian dài hơn so với vắc-xin TCMR. Nếu gặp phản ứng nặng thì cần được thông báo và đưa đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, xử trí kịp thời.

Trước đó, ngày 14/10, Bộ Y tế có văn bản số về việc tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi. Bộ Y tế cho hay Việt Nam sẽ mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc-xin và tình hình dịch tại địa phương.

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, trong số các loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm hiện chỉ có vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước đang chỉ dùng vắc-xin Pfizer để tiêm cho trẻ em. Ảnh minh họa
Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, trong số các loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm hiện chỉ có vắc-xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước đang chỉ dùng vắc-xin Pfizer để tiêm cho trẻ em. Ảnh minh họa
Loại vắc-xin sử dụng phải là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Mỗi đối tượng sẽ được tiêm 2 liều vắc-xin cơ bản và tiêm cùng loại vắc-xin.
Đồng thời tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Cha mẹ, người giám hộ sẽ thực hiện ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho đối tượng này).
Trẻ em trước khi tiêm phòng sẽ thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc-xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó, sẽ được hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại TP. HCM, Sở Y tế đề xuất kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 22/10.
Theo dự thảo, trẻ em trên toàn TP sẽ được tiêm mũi một trong 5 ngày, tiêm mũi 2 trong 15 ngày từ sau khi đủ thời gian tiêm mũi một theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
TP cũng đề xuất tổ chức tiêm chủng tại các cơ sở cố định và điểm tiêm lưu động, trường học, với loại vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Vắc-xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc-xin.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.