Vào hội mùa Xuân

12/02/2012 17:23

(Baonghean) - Như một lời hẹn ước với non ngàn, hàng năm từ 21-23 tháng Giêng, Lễ hội hang Bua lại được huyện Quỳ Châu tổ chức sôi động tại bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến - vùng đất lành cổ xưa đã được bao thế hệ người Thái gìn giữ và phát triển. Chuẩn bị vào hội, giữa mơn man nắng xuân đang tỏa khắp núi rừng biếc xanh miền Tây Bắc Nghệ Annghe rộn ràng, vang vọng tiếng cồng chiêng khắc luống, réo rắt của sáo, tiêu, khèn bè, tiếng hát ngọt ngào của các chàng trai cô gái...

(Baonghean) - Như một lời hẹn ước với non ngàn, hàng năm từ 21-23 tháng Giêng, Lễ hội hang Bua lại được huyện Quỳ Châu tổ chức sôi động tại bản Hồng Tiến 2, xã Châu Tiến - vùng đất lành cổ xưa đã được bao thế hệ người Thái gìn giữ và phát triển. Chuẩn bị vào hội, giữa mơn man nắng xuân đang tỏa khắp núi rừng biếc xanh miền Tây Bắc Nghệ Annghe rộn ràng, vang vọng tiếng cồng chiêng khắc luống, réo rắt của sáo, tiêu, khèn bè, tiếng hát ngọt ngào của các chàng trai cô gái...


Sau mỗi vụ thu hoạch, người Thái cổ sống quần cư trên vùng đất này lại quây quần bên hang Bua - một địa điểm cao ráo đẹp đẽ và thoáng đãng đã được lựa chọn để tổ chức lễ tạ thần nước và vui chơi, nhảy múa ăn mừng... Trong 3 ngày của lễ, người dân có dịp cùng giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, tham quan các danh thắng lân cận như hang Bua và đền Chiêng Ngam, di chỉ khảo cổ cụm hang Thẳm Ơm, Tôn Thạt, Thẩm Chàng, leo núi Phá Xăng, tham gia nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, thưởng thức, thụ hưởng các trị văn hóa từ ẩm thực đến ca vũ mang đậm bản sắc của dân tộc Thái. Năm 2012 là năm thứ 16 Lễ hội hang Bua được huyện Quỳ Châu liên tục duy trì tổ chức...



Thi đẩy gậy ở Lễ hội hang Bua. Ảnh: Thu Hương



Về Quỳ Châu trước ngày vào hội, đã thấykhông khí rạo rực, hăng say của mọi người dân từ xã Châu Bính, Châu Tiến đến Thị trấn Tân Lạc, từ những học sinh đến cán bộ công nhân viên các cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Trong mỗi nụ cười, ánh mắt của họđều hiện lên vẻ hân hoan khó tả, ai cũng say sưa nói về ngày hội lớn của quê mình.

Đâu đó, rộn ràng tiếng nhạc, câu hát các đội văn nghệ của bản, của xã đang luyện tập, với những bài hát ngợi ca mùa xuân, ơn Đảng ơn Bác, no ấm bản làng được phổ trên làn điệu nhuôn, xuối, lăm, khắp; chỗ này, đám nam thanh niên đang hò dựng thử trại, chỗ kia mấy thiếu nữ bàn nhau chuyện thi tài ẩm thực truyền thống tại lễ hội, làm sao thể hiện rõ được phẩm chất chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Thái ngay trên các món ăn; ngoài sân vận động, nhiều vận động viên làng đang tích cực luyện tập bóng đá, bóng chuyền, bắn cung, đẩy gậy; đám trẻ con lăng xăng bàn chuyện mặc những bộ đồ truyền thống mẹvừa mới dệt, mới xe. Mấy cụ già tủm tỉm cười ý nhị, mơ màng về những câu hát giao duyên ...


Tại Thị trấn Tân Lạc, nơi có 2 làng có nghề sản xuất hương trầm nổi tiếng, những chị như Lang Thị Hà, Lê Thị Hoài ở Khối 1; Lương Thị Nhung; Nguyễn Thị Thanh ở khối 3 những ngày này cũng tất bật trong công tác chuẩn bị nguyên liệu cho cuộc thi cuốn hương trầm ở lễ hội. Các chị tâm sự: Cuộc thi này là dịp tốt để bản thân nâng cao ý thức sản xuất, qua đó nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm góp phần quảng bá cho thương hiệu Hương trầm Quỳ Châu.


Lễ hội năm nay có thêm nét mới làthi văn hóa rượu cần, bao gồm văn hóa rượu cần trong lễ hội, trong giao tiếp, trong đám cưới, lễ hội xăng khan. Tiêu chí để bình chấm chính là các bài diễn xướng, các ông mo, người cham diễn xướng có toát lên được chủ đề hay không. Nét văn hóa rượu cần chính là một phần hồn của người Thái. Những ngày này, anh Sầm Văn Bằng, xã Châu Tiến cũng rất bận với những công việc trồng trọt, làm ăn đầu năm, nhưng đi đâu thì trong ngày anh cũng phải về kiểm tra vò rượu cần dành cho lễ hội sắp tới. Theo anh Dần, đối với người Thái, vò rượu cần là rất quý và chỉ khi có những khách quý và bạn thân đến thăm mới mở ra mời. Rượu cần người Thái Quỳ Châu ngọt, lành, càng để lâu lại càng ngon và thơm.


Hang Bua vào hội, núi rừng vào xuân, trong mỗi tâm hồn của mỗi người dân Qùy Châu đi xa lại càng muốn về; chúng tôi gặp lại Lữ Thị Ngọc - Người đẹp hang Bua năm 2008, nay là cô sinh viên Đại học Văn hóa năm cuối đang trong thời gian thực tập nay cùng về dự hội. Ngọc cho biết: "Tham gia cuộc thi lễ hội là một trải nghiệm tốt và cần thiết đối với chính mỗi người con của quê hương Quỳ Châu, để học tập, biết rõ hơn về những phong tục tập quán tốt đẹp, lịch sử của ông cha, đất nước mình. Em muốn sau này về làm việc tại chính nơi, đây để góp phần mình giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo vùng đất cổ xưa này.


Thành Chung

Mới nhất
x
Vào hội mùa Xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO