Về bản chất cuộc đảo lộn chính trị ở Ukraine (kỳ cuối)

3. Vai trò của Mỹ và phương Tây trong cuộc đảo lộn chính trị ở Ukraine tháng 2/2014.
Nếu phải trả lời câu hỏi: Những ai đã trực tiếp, gián tiếp đẩy Ukraine vào hỗn loạn chính trị và thực hiện cuộc đảo chính nhà nước lật đổ chính quyền của Tổng thống V.Yanukovych, để cho khách quan, đầy đủ, đúng đắn, có thể dẫn ra 4 nhân tố: 1. Những phần tử cánh hữu - con đẻ của “Cách mạng Cam” 2004; 2. Những người dân Ukraine mơ hồ, ấu trĩ về chính trị, ngộ nhận và tham gia hoạt động phản loạn; 3. Tổng thống V.Yanukovych và các nhân vật chủ chốt trong bộ máy quyền lực ở Kiev; 4. Vai trò của Mỹ và phương Tây.
Những người thân Nga tập trung bên ngoài tòa nhà chính quyền Crimea.	Nguồn: RIA
Những người thân Nga tập trung bên ngoài tòa nhà chính quyền Crimea. Nguồn: RIA
Bốn nhân tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra đảo lộn chính trị ở Ukraine tháng 2/2014, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động vào nhau và “cộng hưởng” với nhau. Trước khi làm rõ vai trò của Mỹ và phương Tây, nhất thiết phải nói rõ vai trò của ba nhân tố (1,2,3) thuộc nội bộ Ukraine.
- Một là, lực lượng đối lập với ba nhân vật cầm đầu là: VitaliKlitschko - từng là nhà vô địch quyền anh thế giới - đứng đầu đảng Liên minh Dân chủ vì Cải cách Ukraine (Udar), Arseniy Yatsenyuk đứng đầu đảng Tổ quốc (“Batkivshina”) và OlegTyagnybok đứng đầu đảng Tự do (Svoboda).
Ba nhân vật này đều là “sản phẩm chính hãng” của “Cách mạng Cam” 2004 và là các đệ tử trung thành của V.Yushchenko và Yuliya Timoshenko. Họ có mục tiêu chung là quay lưng lại với Nga và nhanh chóng đưa Ukraine gia nhập EU và NATO.
Trong ba nhân vật này, cho dù không nhiều kinh nghiệm hoạt động chính trị, nhưng có vẻ Klitschko được cử tri cả ba vùng ủng hộ (hơn hẳn Arseniy Yatsenyuk (đảng Svoboda)). Đảng Udar của Klitschko nhận được tài trợ từ Đức. Bản thân Klitschko có đủ tư cách ứng xử Tổng thống Ukraine còn là một vấn đề còn để ngỏ. Vì Klitschko là công dân Đức và ông ta chưa đủ 10 năm sống liên tục ở Ukraine (Luật bầu cử Tổng thống Ukraine yêu cầu người muốn ứng cử Tổng thống phải có ít nhất 10 năm sống liên tụcở Ukraine. Tất nhiên, khi phe đối lập đã tiếm quyền lực ở Kiev thì họ sẽ sửa Luật Bầu cử Tổng thống để mở đường cho Klitschko nắm quyền lực ở Ukraine).
Toàn bộ hoạt động biểu tình, bạo lực đổ máu và cuộc đảo chính nhà nước lật đổ chính quyền của Tổng thống V.Yushchenko ở Ukraine từ cuối tháng 11/2013 đến nay đều do ba nhân vật nói trên vạch kế hoạch, cung cấp tài chính và trực tiếp chỉ đạo. Ba nhân vật này thông qua trung gian nhận nguồn tài chính từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ và EU, tỷ phú Mỹ Soros cũng chi ra hàng chục triệu USD cho hoạt động bạo loạn, đảo chính ở Ukraine. Cứ mỗi người ngồi biểu tình ở quảng trường Maidan (Độc lập) ở Kiev được nhận 40 USD/ngày. Nếu tấn công cảnh sát bằng bom xăng được thưởng 250 USD/ người.
- Hai là, một bộ phận người dân Ukraine, đặc biệt là cư dân Kiev, đã trực tiếp tham gia biểu tình, bạo loạn từ cuối tháng 11/2013 đến việc thực hiện cuộc đảo chính nhà nước ngày 22/2/2014 lật đổ chính quyền của Tổng thống V.Yushchenko.
Không có người dân tham gia thực hiện thì liệu những kẻ cầm đầu các đảng đối lập (nói trên) sẽ làm được gì? Cho dù “hầu hết người biểu tình đều không được biết về thỏa thuận mà Ukraine tạm hoãn ký kết với Liên minh châu Âu (EU). Nhưng họ bị các đảng đối lập (Sroboda, Udar, Batkitschina) kích động tham gia biểu tình”(7), và “Đám đông quần chúng thường không hiểu được sự phức tạp đằng sau tình hình và do vậy họ bị thao túng bởi những đối tượng đang tìm cách gây bất ổn”(8) và “Họ chỉ hành động dựa trên cảm xúc”(9), thì chính họ - những người dân Ukraine tham gia biểu tình, bạo loạn - phải chịu trách nhiệm về đảo lộn chính trị đẫm máu ở đất nước mình, và họ vừa là tội đồ vừa là người bị hại trong cuộc chính biến này.
- Ba là, Chính quyền Yanukovych nói chung, bản thân Tổng thống Yanukovych phải chịu một phần lớn trách nhiệm trong vấn đề xảy ra xung đột đẫm máu và đảo lộn chính trị ở Ukraine.
Tại cuộc bầu cử vòng II ngày 7/2/2010, cử tri Ukraine đã ủng hộ Viktor Yanukovych làm Tổng thống với hy vọng ông sẽ có đủ trí tuệ, phẩm chất và tận tâm vì sự ổn định và phát triển của đất nước.
Thực tế ông V.Yanukovych đã không đáp ứng được mong đợi chính đáng của đa số người dân Ukraine.
“Báo Độc lập” (Nga) 24/12/2014 đưa ra một số nhận xét rất đáng chú ý như: “Yanukovych không hề thân Nga hơn Yushchenko. Mục tiêu của Yanukovych và những người thân cận ông là bòn rút tối đa tiền từ quyền lực”.(10) Mạng “Tin toàn cầu cho rằng: “Giới lãnh đạo bất lực về chính trị, tham nhũng gia tăng. Hệ thống chính phủ trở  nên tồi tệ hơn cả trước đây và quá trình này ngày càng tiếp tục phát triển”.(11)
Tệ hại hơn là “Từ khi Yanukovych và Đảng Các khu vực lên nắm chính quyền, họ đã thỏa thuận với phe đối lập tiến hành chính sách tuyên truyền cổ động quần chúng ủng hộ sự “lựa chọn châu Âu” và chống lại “đế quốc Nga”.(12) Hậu quả của chính sách tuyên truyền “lựa chọn châu Âu” là làm cho đa số người dânUkraine, kể cả cư dân phía Đông và phía Nam vốn thân Nga, hy vọng rằng một khi liên kết với EU thì sẽ bảo đảm cho họ có cuộc sống cao như người dân Anh, Pháp, Đức.
Suốt bốn năm (2010 - 2013), đa số người dân Ukraine sống trong hy vọng, chờ đợi về một giấc mơ châu Âu, họ không biết rằng đó chỉ là cái bánh vẽ. Khi Kiev chưa ký Hiệp định liên kết với EU (21/11/2013), người dân Ukraine cảm thấy hụt hẫng, hy vọng về “một cuộc sống châu Âu” tan thành mây khói, và họ trút cơn giận dữ lên chính quyền V.Yanukovy bằng cách lao như con thiêu thân vào cuộc xung đột đẫm máu nhằm phế truất Tổng thống vô tích sự, tham nhũng, lừa dối (Yanukovych).
Vì thế, V.Yanukovych phải chịu trách nhiệm về cuộc đảo lộn chính trị dẫn đến chôn vùi quyền lực, danh dự và uy tín của ông.
- Bốn là, vai trò mang tính quyết định của Mỹ và phương Tây (chủ yếu là EU) trong cuộc đảo lộn chính trị ở Ukraine từ tháng 11/2013 đến 2/2014.
Để khách quan và tránh ai đó cho rằng chúng ta đổ oan cho Mỹ và phương Tây, tôi xin dẫn ra các nhận định, đánh giá, các tư liệu mà các học giả Âu Mỹ đã nêu ra công khai.
Báo “người hướng dẫn khoa học đạo Cơ Đốc” (Mỹ) ngày 28/1/2013 đã đăng tải các thông tin sau: 
Là bạn đồng hành của các tổ hợp tài chính - công nghiệp quốc phòng khổng lồ của Mỹ, tờ báo “Người hướng dẫn khoa học đạo Cơ Đốc”(Mỹ) không có lý do để vu cáo Nhà Trắng, không thể “gắp lửa bỏ tay người”, mà chủ yếu chỉ tán thưởng Phòng Bầu Dục! Chính tờ “Người hướng dẫn khoa học đạo Cơ Đốc” ngày 28/1/2003 đã đăng tải các thông tin sau đây:
Năm 1953, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã hậu thuẫn mọi mặt và chỉ đạo cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Iran Mohammed Mosadegh và đưa nhà vua có quan hệ thân thiện với Mỹ Mohammed Reza Pahlavi trở lại nắm quyền. 
Năm 1960, Mỹ và Bỉ tổ chức cuộc đảo chính và sát hại Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Công Gô Patrice Lumumba (thân Liên Xô) để đưa Mobutu Sese Seko (thân Mỹ) lên nắm quyền suốt 32 năm.
Năm 1965, Mỹ tổ chức, chỉ đạo cuộc đảo chính đẫm máu giết hại Tổng thống A.Xukarno, một người theo đường lối độc lập dân tộc tiến bộ và có cảm tình với các nước XHCN, đưa nhà độc tài thân Mỹ Xuharto lên cầm quyền ở Indonesia.
Năm 1973, CIA bí mật tài trợ và chỉ đạo cuộc đảo chính đẫm máu giết hại Tổng thống Chile Sanvador Aliende, một người theo đường lối độc lập tiến bộ, đưa tướng độc tài thân Mỹ Augusto Pinochet lên cầm quyền (Pinochet đã giết hại hơn ba ngàn người ở Chile).
Mặc dù “Người hướng dẫn Khoa học đạo Cơ Đốc” chưa thống kê đầy đủ, nhưng chừng ấy sự kiện cũng thể hiện bàn tay vấy máu của CIA trong các cuộc đảo chính phản nhân văn khắp mọi nơi trên thế giới. 
Năm 2010, nhà xuất bản Karrol and Graf Publishers ở New York (Mỹ) phát hành cuốn sách: “Cuộc chiến tranh lạnh mới: các cuộc cách mạng, những cuộc bầu cử gian lận và nền chính trị đường ống dẫn đầu ở Liên Xô” của nhà báo Canada Mark Mackinnon. Với một số lượng rất lớn các tư liệu xác thực (đã được kiểm chứng), M.Mackinnon đã khảng định: chính Oasinhton đã tổ chức lật đổ chính quyền của các chế độ không theo họ ở Xecbia (2000), “Cách mạng Hoa hồng” ở Grudia (2003), “Cách mạng Cam” ở Ukraine (2004), “Cách mạng Tuylip” ở Cưrơgưxtan (2005) và một số nước khác, sau đó đưa các nhân vật thân Mỹ và phương Tây như Mikhain Saakashvili (Grudia), Viktor Yushchenko và Yuliya Tymoshenko (Ukraine) lên nắm quyền tại các quốc gia thuộc sân sau của Nga.
Mark Mackinnon chỉ rõ: Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) là cơ quan tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện cái gọi là “cách mạng đường phố” để lật đổ các chính phủ không theo Mỹ thuộc không gian hậu Xô Viết. Theo M.MacKinnon toàn bộ kinh phí cho các cuộc hoạt động lật đổ ở nước ngoài của Mỹ lấy từ hai nguồn chủ yếu: 1. Quỹ hỗ trợ dân chủ (NED) do cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thành lập vào năm 1982 và hàng năm NED nhận tài trợ từ Quốc hội Mỹ 80 triệu USD rồi chuyển cho các tổ chức  phi chính phủ (NGO) của Mỹ hoạt động ở nước ngoài; 2. Nhà tỷ phú Soros tài trợ thông qua Viện Xã hội Mở do ông lập ra và có các chi nhánh ở nước ngoài (còn gọi là Quỹ Soros).
Nhà báo Canada còn dẫn ra các số liệu cụ thể như: giai đoạn 1996 – 1999, Quỹ Soros đã hào phóng tung ra 108 triệu dola cho các hoạt động lật đổ Tổng thống S.Milosevic của Secbia vào năm 2000; trong hai năm 1999 – 2000, Quỹ hỗ trợ dân chủ Mỹ (NED) đã chi gần 50 triệu USD cho các hoạt động lật đổ chính quyền Belarut (thân Nga), và năm 2003 - 2004, Quỹ hỗ trợ dân chủ của Mỹ và Quỹ Soros đã tung ra hơn 60 triệu USD cho các hoạt động bạo lực lật đổ ông Leonid Kychma và đưa Viktor Yushchenko lên nắm quyền ở Kiev (“cách mạng Cam”).
Ngày 7/2/2010, tại cuộc bầu cử vòng 2 ở Ukraine, ông Viktor Yanukovych trúng cử Tổng thống với 48,69% số phiếu (bà Yuliya Tymoshenko được 45,73%). “Cách mạng Cam” tàn lụi.
Không cam chịu thất bại, từ 2010 đến nay, Mỹ và Tây Âu tìm mọi cách can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine thông qua việc ủng hộ mọi mặt (hậu thuẫn về chính trị, cung cấp tài chính) và bồi dưỡng cho các nhân vật chủ chốt trong lực lượng chống chính quyền Kiev về “công nghệ” và “nghệ thuật” tổ chức cách mạng đường phố (như ở Grudia 2003, Ukrane 2004, Cưrơgưxtan 2005).
Matreusz Piskorski, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế người Ba Lan, đã công khai viết: “Một phần nhất định trong đám đông biểu tình người Ukraine đã được đào tạo và chuẩn bị trong đại sứ quán Mỹ ở Kiev, thậm chí không phải EU mà ở ngay trung tâm quyền lực của cường quốc Mỹ ở nước ngoài”.(13)
Marcus Papadopoulos, Tổng biên tập Tạp chí chính trị hàng đầu của Anh, khẳng định: Biểu tình ở Kiev đã được EU và Mỹ tổ chức.(14)
Ngoài việc cung cấp tài chính cho hoạt động biểu tình, bạo loạn đổ máu, Mỹ và EU còn cử 35 “chuyên gia” lật đổ hàng đầu của Mỹ và các nước EU, những người đã có “thành tích” trong việc lật đổ Tổng thống Xecbia Milosevych (1999 - 2000), tổ chức “Cách mạng Cam” ở Ukraine 2004, “Cách mạng Hoa Hồng” ở Grudia 2003, “Cách mạng hoa Tuylip” ở Cưrơgưxtan 2005, nổi tiếng về lật đổ là Alexander Ross (người Mỹ), đến Ukraine từ tháng 10/2013 để chỉ đạo kích động biểu tình, bạo loạn.(15)
Doug Bandow, chuyên viên cao cấp tại Viện Cato ở Washington cũng thừa nhận: Washington và Brussels không có lý do gì để biện minh cho sự can thiệp chính thức chưa từng có tiền lệ của họ vào công việc nội bộ của Ukraine.(16)
Đã có hàng trăm bài báo ở Bắc Mỹ và châu Âu nói rõ về sự can thiệp (đưa các chuyên gia lật đổ vào Ukraine, cung cấp tài chính, huấn luyện cốt cán làm “cách mạng đường phố”…) của Mỹ và phương Tây vào công việc nội bộ của Ukraine tạo ra cuộc đảo lộn chính trị ở Ukraine.
Từ những thông tin, tư liệu xác thực, có thể thấy rằng: Trên lời nói, Washington và Brussels luôn rao giảng về dân chủ, nhân quyền; nhưng về hành động, họ lại hỗ trợ, hậu thuẫn cho những hoạt động phản dân chủ, bạo lực đổ máu miễn là những hành động này phục vụ lợi ích của họ.
4. Ukraine đi về đâu?
Không ai có thể dự báo được một cách cụ thể các diễn biến tiếp theo ở Ukraine. Chỉ có thể đưa ra các xu hướng phát triển dưới dạng các kịch bản giả định. Trên cơ sở làm rõ các nhân tố tác động đến tình hình Ukraine, từ các nhân tố trong nước đến nhân tố ngoài nước, từ nhân tố kinh tế đến nhân tố chính trị, từ sự níu kéo của lịch sử đến yêu cầu phát triển trong tương lai…, có thể nghĩ đến các kịch bản sau:
- Một là, ông V.Yanukovych lật lại thế cờ và trở lại nắm quyền lực ở Kiev. Điều này không thể xảy ra. Ông V.Yanukovych chỉ còn lại một chấm đen trong lịch sử Ukraine.
- Hai là, nội chiến dẫn đến chia Ukraine thành 2 hay 3 quốc gia (Ukraine tan rã). 
Không loại trừ, nhưng khả năng xảy ra kịch bản này có xác suất rất nhỏ. Những người cầm quyền ở Kiev hiện nay và sau này sẽ làm mọi việc để không dẫn đến Ukraine tan rã.
- Ba là, Ukraine tiếp tục mất ổn định, xung đột giữa các phe phái, các nhóm lợi ích như thời gian vừa qua. Kịch bản này cũng ít có khả năng xảy ra vì hai lý do: 1. Lực lượng đối lập nắm chắc quyền lực ở Kiev và thực tế ở Ukraine hiện nay và trong tương lai gần như không có lực lượng nào đương đầu chống lại. 2. Ở bên ngoài, cả Nga và Mỹ, EU không có lợi gì khi Ukraine hỗn loạn.
- Bốn là, Ukraine dần dần đi vào ổn định dưới sự dẫn dắt của bộ máy quyền lực thân Mỹ và phương Tây. Dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, Mỹ và EU sẽ bơm tiền và các hỗ trợ khác để nuôi đứa con “Cách mạng Cam 2.0” do mình đẻ ra.
Kịch bản này có xác suất xảy ra lớn nhất và thực tế Ukraine đang theo hướng này.
Xin lưu ý: Ukraine ở vào nút thắt địa chính trị ở châu Âu, chỉ những ai giữ được cân bằng tương đối giữa Moskva và Brussels mới có thể tồn tại. Kẻ nào ngả hẳn về phía Đông hay ngả hẳn về phía Tây, sớm muộn cũng sẽ chung số phận như V.Yushchenko. Họ có thể đi về phía Tây, nhưng chớ dại dột chống lại phía Đông.
Thiếu tướng, PGS. TS Lê Văn Cương 
(Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Khoa học Bộ Công an)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.