Vì sao nên uống nước ấm vào mùa hè?

Nghe có vẻ rất vô lý bởi chúng ta thường nghĩ rằng uống nước lạnh có thể giảm cơn nóng khát giữa mùa hè oi bức. Những điều dưới đây có thể khiến bạn nghĩ khác.
Lý do vì sao nên uống nước ấm vào mùa hè?
- Cơ thể sẽ được giải độc khi uống nước ấm, tốt cho thận, máu và da cũng như hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
- Uống nước chanh ấm mỗi sáng sẽ giúp duy trì sức khỏe cho nhu động ruột.
- Nếu uống đồ uống lạnh nhiều thì cơ thể sẽ phải điều tiết nhiệt độ dẫn tới làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
- Khi uống nhiều nước đá trong bữa ăn khiến làm cứng hóa lượng chất béo trong những thực phẩm bạn vừa ăn vào từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ trong cơ thể. 
- Uống nhiều đồ uống lạnh có thể làm co các mạch máu, làm chậm quá trình tiêu hóa khiến cơ thể không được hydrat hóa thích hợp với nước lạnh.
- Uống nhiều nước lạnh có thể khiến hệ miễn dịch của bạn yếu đi bởi cơ thể bị làm lạnh.
Uống nước ấm có nhiều lợi ích
Uống nước ấm có nhiều lợi ích
Tác dụng của việc uống nước ấm thường xuyên:
Uống nước ấm thường xuyên có tác dụng giúp giảm cân
Uống nước ấm hoặc nước trà thảo mộc ấm thường xuyên sẽ giúp đánh tan các ổ mỡ thừa trong cơ thể một cách hiệu quả. Đặc biệt, uống nước chanh ấm mỗi sáng kết hợp với các bài tập thể dục sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng. 
Uống nước ấm thường xuyên giúp cơ thể giải độc
Độc tố tích tụ trong cơ thể qua quá trình ăn uống theo thời gian và thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Chính những độc tố này gây nên mụn, viêm da và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư,… Uống nước ấm đều đặn mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giải độc toàn thân. Khi uống nước ấm khiến thân nhiệt cơ thể lên cao, các lỗ chân lông giãn nở đổ mồ hôi giải phóng độc tố từ đó làm sạch cơ thể. 
Uống nước ấm có tác dụng giúp ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa
Khi uống nước ấm đều đặn thì có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa và làm tăng tính đàn hồi của các gốc tự do từ đó giảm bớt sự ảnh hưởng xấu chúng gây ra. Uống nước ấm giúp gương mặt sáng khỏe hơn mỗi ngày, tinh thần sảng khoái và quan trọng là cảm giác “đã” khát hơn
Uống nước ấm mang lại cho bạn một mái tóc khỏe đẹp
Nước ấm khi được uống thường xuyên sẽ giúp tăng cường nặng lượng cho các dây thần kinh tại chân tóc làm chúng hoạt động tốt hơn, kích thích mọc tóc và làm giúp cơ thể không bị mất nhiệt, tránh da đầu bị khô xơ. 
Uống nước ấm thường xuyên có lợi cho hệ tiêu hóa
Cơ thể được uống nước ấm thường xuyên sẽ giúp kích thích tiêu hóa từ đó hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn tránh tình tạng gây tích tụ chất béo trong đường ruột, phòng ngừa chứng táo bón.
Uống nước ấm thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn
Thân nhiệt cơ thể tăng lên giúp lưu thông máu hiệu quả hơn, đồng thời làm tiêu lượng mỡ trong cơ thể từ đó giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.
Theo GĐVN

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?